Theo Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận 176 ca mắc tay chân miệng rải rác tại 19 quận, huyện, thị xã. Số mắc tăng 41% so với cùng kỳ, chưa có ca tử vong. Trong đó, tháng 1 thành phố ghi nhận 52 ca tay chân miệng, tháng 2 có 47 ca, đến thời điểm này của tháng 3 đã ghi nhận 73 ca, trong đó có 2 ca dương tính với virus EV71.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thời tiết hiện tại là thời điểm thuận lợi cho tác nhân gây bệnh tay chân miệng phát triển. Các ca mắc còn rải rác và chưa có ca tử vong, tuy nhiên số liệu cho thấy có sự gia tăng vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3.
Vì thế, để chủ động phòng bệnh tật Sở yêu cầu trạm y tế các quận, huyện, thị xã phát hiện sớm ca bệnh, khống chế không để dịch lây lan; phối hợp với phòng giáo dục tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh cho học sinh, khuyến cáo phụ huynh khi có trẻ mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế để có biện pháp cách ly kịp thời. Các trường học cũng cần được hướng dẫn cách phòng bệnh như: vệ sinh lớp học (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi…) bằng xà phòng hoặc chloramin B…
PV
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…