Categories: Sức khoẻ

Tránh ngay 5 sai lầm khi dùng nha đam dưỡng da nếu không muốn “gặp họa”


Là một nguyên liệu cực quen thuộc giúp trị mụn, dưỡng ẩm da, nhưng nha đam nếu sử dụng tùy tiện sẽ để lại hậu quả khôn lường!

Nha đam hay lô hội là một loại cây rất quen thuộc bởi những đặc tính dược liệu quý như thanh lọc cơ thể, làm mát gan, đẹp da. Trong nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E, B1 cùng các khoáng chất như canxi, kali, kẽm, crom giúp thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, làm mát gan. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến và sử dụng nha đam đúng cách. Cùng tham khảo 5 sai lầm mà chúng ta thường xuyên mắc phải khi sử dụng nha đam nhé!

Sơ chế nha đam không đúng cách sẽ khiến nha đam bị đắng, nha đam không rửa sạch nhựa có thể gây kích ứng ra. Để tránh điều này, bạn có thể ngâm nha đam với hỗn hợp chanh và nước muối loãng cho hết nhớt. Sau đó, chần qua nước sôi rồi ngâm vào nước đá để nha đam được trắng.


Có rất nhiều sản phẩm làm đẹp chiết xuất từ nha đam nên một số người đã tự ép lấy nước lá nha đam rồi bôi lên da vì cho rằng nó nguyên chất. Tuy nhiên, không phải ai cũng sơ chế nha đam đúng cách, hậu quả là gây ra tình trạng kích ứng, da phồng đỏ.


Nha đam có tính tẩy sạch, làm bong tróc các biểu bì sừng, giúp tái tạo tế bào mới. Đây là lí do nha đam được ứng dụng rất nhiều trong các công thức làm đẹp. Thế nhưng cũng vì vậy, nếu để da non tiếp xúc với các tia bức xạ ngoài trời sẽ rất dễ gây nám, sạm da.


Thành phần chủ yếu của nha đam là aloin (chiếm 16 – 20%) có tác dụng tẩy vị đắng. Nếu sử dụng ở liều cao, chất aloin có thể làm co bóp, chống táo như thuốc sổ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng gan, thận.


Nha đam có thể làm đẹp da tuy nhiên nó có chứa bradykinin là một loại kinin huyết tương, tác nhân của những phản ứng gây viêm. Chính vì vậy, khi chất bradykinin này tiếp xúc trực tiếp vào vết thương hở sẽ gây dị ứng, viêm loét, nhiễm trùng, trong bóc da, sưng tấy.

Một số lưu ý khác khi lựa chọn và sử dụng nha đam:

1. Nên lựa chọn những bẹ nha đam nhỏ, màu xanh nhạt, chưa bị chảy mủ vàng.

2. Những người có bệnh lý về thận, đái tháo đường hoặc mới phẫu thuật không nên dùng nha đam vì gel nha đam làm giảm đường huyết. Việc hạ đường huyết quá mức sẽ khiến tim đập nhanh, vã mồ hôi, thậm chí làm giảm khả năng tập trung, gây lú lẫn, hôn mê.

3. Những thực phẩm chế biến có sử dụng nha đam chỉ nên dùng 2 – 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả tối ưu.

Theo Lệ Ngân / Trí Thức Trẻ
adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

24 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

24 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago