Categories: Sức khoẻ

Tiêm phòng cho trẻ nhỏ và những điều cần biết

Tại sao phải tiêm phòng cho trẻ?

Tiêmphòng làmột biện phápphòngbệnh chủ động hiệu quả nhất, được thực hiện bằng cách đưa kháng nguyên của vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể người chưa từng bị nhiễm bệnh và hệ thống miễn dịch còn nguyên vẹn để kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại vi-rút, vi khuẩn đó khi nó xâm nhập sau này.

Lợi ích của việc tiêm phòng

– Lợi ích đối với trẻ

Trẻ sơ sinh có miễn dịch đối với nhiều bệnh vì chúng nhận được kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên, thời gian miễn dịch này có thể chỉ kéo dài 1 tháng cho tới 1 năm. Hơn nữa, trẻ không nhận được miễn dịch từ mẹ đối với 1 số bệnh như bệnh ho gà, viêm gan B… Tiêm phòng sẽ giúpnâng cao sức khỏe cũng như hệ miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ phòng tránh các bệnh có nguy cơ tử vong cao nhưbạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não, tả, thương hàn,cũng nhưgiảm được các di chứng của bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, lao, thủy đậu, quai bị.

Nếu trẻ không được tiêm vắc-xin và bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh, cơ thể chúng có thể không đủ khoẻ để chống lại những tác nhân đấy và sẽ mắc bệnh. Trước khi có vắc-xin, rất nhiều trẻ đã chết do mắc các bệnh mà ngày nay nhờ có vắc-xin mà đã phòng ngừa được, chẳng hạn như bệnh ho gà, bệnh sởi và bại liệt. Ngày nay các tác nhân gây ra những bệnh này vẫn tồn tại, nhưng trẻ em đã được vắc-xin bảo vệ nên không mắc bệnh nữa.

– Lợi ích đối với gia đình và xã hội

Phòng ngừa bệnh cho con qua việc tiêm chủng sẽ giúp bố mẹ không phải chi tiền để chữa trị một số căn bệnh nguy hiểm con có thể gặp phải sau này. Điều này vừa giúp cho kinh tế gia đình, vừa tiết kiệm nguồn lực cho đất nước. Tiêm chủng còn giúp ngăn chặn lây lan dịch bệnh cho những người khác, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ giống nòi, thế hệ tương lai của đất nước.

Một số vấn đề cần lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

– Trước khi tiêm

+Bảo quản và mang sổ theo dõi khi đi tiêm phòng cho trẻ.Đây là việc làm rất quan trọng để giúp bác sĩ có thể theo dõi quá trình tiêm phòng củatrẻ và bố mẹ có thể ghi nhớ những lưu ý và lịch tiêm nhắc lại từ bác sỹ.

+Kiểm tra sức khỏetrẻtrước khi tiêm phòng. Trước khi tiêm phòng cho con, bố mẹ cần trao đổi với bác sỹ về tình trạng sức khỏe của con để bác sỹ xác định trẻ có đủ sức khỏe để tiêm phòng không, từ đấy bác sỹ có lời khuyên cũng như biện pháp xử lý phù hợp. Chẳng hạn như:Sức khỏetrẻcó gì bất ổn không?Trẻ có sốt trong những ngày gần đây không?Trẻ cómắc bệnh cấp tínhnào không?Trẻ có dấu hiệt mệt mỏi, chán ăn, hay khóckhông? Trẻdị ứng với thuốc,hóa chất, thức ănkhông?

+Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng. Khi tiêm phòng, cần chotrẻ mặc trang phục đơn giản để giúpbác sĩdễ thao tác trong quá trình thăm khám và tiêm.

+ Không cho trẻ ăn, bú quá no nhưng cũng không để trẻ đói để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

– Sau khi tiêm

+ Cho trẻngồi lại theo dõi 15-30 phút,xem trẻ có dị ứng với thuốc không;

+ Về nhà nhớcho trẻ uống nhiều nước hơn, bú nhiều hơn;

+ Tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm;

+ Tiêm phòng có thể gây ra một số phản ứng phụ cho trẻ, bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm và biết cách chăm sóc trẻ, các phản ứng này bao gồm:

· Sốt: sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt nhẹ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc tiêm ngừa và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày. Bố mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay sau khi trẻ vừa được tiêm ngừa vì làm như vậy không những không có lợi mà còn gây nguy hiểm cho trẻ. Một số trẻ có thể bị sốt cao từ 39 độ C trở lên, khi đó mới cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Trong trường hợp trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì bố mẹ nên thận trọng, cần đưa con đến bệnh viện để con được thăm khám và điều trị kịp thời.

· Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau:Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau đó thường kéo dài từ 1 vài giờ đến 1 ngày và có thể làm trẻ quấy khóc. Một số trẻ khác lại thấy nổi cục ở nơi tiêm. Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ, và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới tiêu tan. Cũng có trẻ lại bị mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm, có thể kéo dài từ 3 tới 6 ngày. Những phản ứng này xảy ra trong 5-10% số trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi. Bố mẹ có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.

· Dị ứng:Ban mề đay, ngứa toàn thân, đôi khi có thể xảy ra ở một số trẻ có tiền sử bị dị ứng, và có thể tồn tại từ 3 đến 6 ngày. Ngoài ra, tình trạng phát ban có thể xảy ra với 2-10% trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubela. Ban này thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 sau khi tiêm, có thể kèm theo sốt nhẹ, và thường tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Nếu ban mề đay nhiều, gây khó chịu cho trẻ, thì có thể thoa thuốc chống dị ứng như Sirop Phenergan, Sirop Promethazine… để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

· Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, chỗ tiêm sưng to, tấy đỏ… thì bố mẹ cần đưa ngay con đến bệnh viện để bác sỹ thăm khám và kịp thời xử lý.

· Một số phản ứng nguy hiểm sau tiêm chủng: Ngoài các phản ứng nêu trên,hiếm gặp hơn là các phản ứng như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não… đây là những phản ứng nghiêm trọng, trẻ cần nhận được sự chăm sóc tích cực từ bác sĩ.

– Những trường hợp khôngnên tiêm phòng cho trẻ

+ Mỗi loại vắc-xin có chỉ định khác nhau, do đó, không tiêm cho trẻ nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu chỉ định. Chẳng hạn, với vắc-xin phòng lao thì những trẻ đẻ non, cân nặng dưới 2,5 kg phải lùi thời điểm tiêm.

+ Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy cũng không nên cho tiêm phòng;

+ Trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch nên thận trọng khi tiêm phòng. Bố mẹ cần trao đổi kỹ với bác sỹ để được tư vấn chi tiết.

Lứa tuổi tiêm và lịch tiêm

Các bậc bố mẹ cần nắm được lịch tiêm phòng theo mỗi độ tuổi để cho con đi tiêm đầy đủ.Để biết lịch tiêm chủng cho từng lứa tuổi, bố mẹ có thể tham khảo liên kết [này].

***

Việc tiêm phòng cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết, chính vì vậy, nắm vững những kiến thức cơ bảntrên đây khi tiêm phòng cho trẻsẽ giúp bố mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con. Đồng thời, với những hiểu biết này, những mũi tiêm phòng cho trẻ sẽ hiệu quả hơn, an toàn hơn và phòng tránh được các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Thúy Nga Lương

.

.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

-Lịch tiêm phòng vắc xin cho trẻ từ sơ sinh đến 12 tuổi

.

Nguồn: congioilam.com

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago