Thớt là vật dụng trong nhà bếp, được sử dụng để chuẩn bị rất nhiều loại thức ăn khác nhau thịt sống, rau, cá. Do đó nó cần được làm sạch một cách cẩn thận. Để đảm bảo an toàn vệ sinh và cho cả sức khỏe, các nhà khoa học đã tiến hành thực hiện nghiên cứu về cách vệ sinh thớt đúng cách. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thớt có chứa hơn 200% vi khuẩn so với nhà vệ sinh.
Hầu hết chúng ta sẽ rửa thớt như cách chúng ta rửa mọi thứ khác bằng nước nóng, xà phòng và nhiều chất tẩy rửa. Đây là một sai lầm rất lớn. Nước rửa bát có thể làm sạch mọi thứ khác như bát nhưng với thớt thì không thể.
Sarah – một chuyên gia từ “Bí quyết làm việc nhà của chuyên gia” cho hay nước rửa bát hay chất tẩy rửa không thể xuyên qua bề mặt lạnh của và làm sạch những chỗ cần thiết. Điều này làm cho các vi khuẩn có hại có thể bám lại trên thớt và khiến bạn bị bệnh. Thay vào đó, bạn nên sử dụng một thứ gì đó mạnh hơn để làm sạch thớt.
Sarah khuyên: “Bạn nên ngâm thớt vào chất tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng sẽ đảm bảo chúng vô trùng và ngăn ngừa mọi nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn”.
Ngoài ra, bạn có thể chà xát hai bề mặt thớt với hỗn hợp baking soda, muối, nước và sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Hay cho nước cốt chanh lên bề mặt thớt rồi rắc muối để vệ sinh thớt, loại bỏ vi khuẩn. Rót giấm nguyên chất lên bề mặt thớt rồi dùng khăn giấy lau khô có tác dụng tẩy sạch mùi hôi, khử trùng và làm sạch thớt.
Không ngâm thớt gỗ vào trong nước và lau khô thớt để hạn chế tối đa nước ngấm vào gỗ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đừng quên thay thớt theo định kì 3 – 6 tháng/ lần.
Ngọc Huyền – Theo Mirror
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…