Kết quả bước đầu việc thí điểm ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế
Thí điểm triển khai ứng dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Y tế và Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Viettel tại hơn 400 cơ sở y tế xã, phường, phòng khám đa khoa tại Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Hải Dương, Yên Bái, Lào Cai và 100% cơ sở khám chữa bệnh tại Thái Nguyên, Bắc Ninh bước đầu đã mang lại những lợi ích thiết thực. Trong khoảng thời gian từ 1/6/2015 đến 14/1/2016, hệ thống phần mềm đã xử lý 195.591 hồ sơ BHYT và 6027 hồ sơ không BHYT. Ghi nhận sau một thời gian triển khai tại các cơ sở y tế: thời gian nhập liệu giảm 30 đến 40%; thời gian xử lý hồ sơ giảm trên 40%. Bên cạnh đó, việc ngay sau khi đơn vị y tế tiến hành nhập liệu là cơ quan BHYT đã có thể giám định hồ sơ BHYT của người bệnh đã giúp giảm đáng kể thời gian chờ đợi xét duyệt, các khoản viện phí được tính đầy đủ, công khai, minh bạch.Theo Báo cáo của Bộ Y tế, đến nay, 100% bệnh viện tuyến trung ương, 68% bệnh viện tuyến tỉnh và 61% bệnh viện tuyến huyện đã triển khai phần mềm quản lý khám chữa bệnh. Nhiều bệnh viện tuyến trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã xây dựng, hình thành mạng lưới và khai thác hiệu quả hệ thống tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong các cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn tồn tại hạn chế: thiếu tính hệ thống, tính đồng bộ; chưa thực sự quan tâm đến các tiêu chuẩn nên gây khó khăn trong kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin được với nhau. Vì vậy, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu y tế quốc gia và cơ sở dữ liệu quốc gia về BHYT gắn với mã định danh riêng.
Tiêu chuẩn hóa trong CNTT – viễn thông nâng cao khả năng liên thông giữa các hệ thống
Bộ Y tế đã phê duyệt Kế hoạch số 193/KH-BYT, ngày 17/3/2016 – Triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin trong Quản lý khám chữa bệnh và Thanh toán bảo hiểm y tế 2016, trong đó nêu rõ mục tiêu “Xây dựng hệ thống thông tin đồng bộ phục vụ hoạt động khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, bảo đảm công khai và minh bạch trong quản lý khám chữa bệnh và BHYT, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế”. Một trong những tiêu chí quan trọng của Kế hoạch là phải triển khai được hệ thống quản lý thông tin khám chữa bệnh và kết nối liên thông dữ liệu khám chữa bệnh phục vụ giám định, thanh toán BHYT. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Y tế đã ban hành những quy định và tiêu chuẩn hóa trong công nghệ thông tin – viễn thông y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt Quyết định số 2035/QĐ-BYT, ngày 12/06/2013 về việc ban hành “Danh mục kỹ thuật công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế”; ban hành Bảng phân loại bệnh ICD 10 bản tiếng Việt; ban hành tạm thời bộ mã danh mục dùng chung (DMDC) phiên bản 1 và 2. Ngày 22/02/2016, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Công văn số 908/BYT-BH hướng dẫn các đơn vị y tế kê khai, bổ sung thông tin thuốc và vật tư y tế nhằm tiếp tục cập nhật, hoàn thiện Bộ mã dùng chung này. Tại Hội thảo Tiêu chuẩn hóa trong công nghệ thông tin – viễn thông y tế, tổ chức tháng 4 vừa qua, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho biết, trong thời gian qua, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Y tế đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế như: chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia; phần mềm ứng dụng rộng rãi trong Ngành còn rất ít; khả năng liên thông giữa các hệ thống thông tin trong Ngành không cao. Để khắc phục những hạn chế này, tiến tới xây dựng hệ thông thông tin y tế bền vững, thống nhất, an toàn, ổn định, việc tiêu chuẩn hóa các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là điều quan trọng và cấp thiết. Ông Akahori Koki, đại diện VNPT – Fujitsu cho biết, để thông tin y tế liên quan trong công tác khám chữa bệnh có thể trao đổi được giữa các cơ sở y tế thì sản phẩm phần mềm và hệ thống phải tuân thủ các tiêu chuẩn chung, đảm bảo khả năng liên thông. Theo kinh nghiệm của một số nước phát triển trên thế giới và theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cần có các tiêu chuẩn như: mã định danh bệnh nhân, nhân viên y tế; danh mục thuốc; tiêu chuẩn xét nghiệm; tiêu chuẩn về chẩn đoán hình ảnh; tiêu chuẩn mã hóa lâm sàng; tiêu chuẩn thuật ngữ y học, dược học…
Mục tiêu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Kết nối hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế qua mạng điện tử trước ngày 30/6/2016 đã cận kề. Mong rằng với sự chỉ đạo quyết liệt của Bô Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; sự quyết liệt, nỗ lực thực hiện của các cơ quan hữu quan, người bệnh và gia đình sẽ sớm được thụ hưởng những tiện ích mà việc tin học hóa trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế mang lại.
Bài, ảnh: Như Hiển
Nguồn: TTTT – GD Sức khỏe TW
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…