– Trong thời gian điều trị lao (6 tháng), tôi vẫn dùng thuốc tránh thai hàng ngày, vậy mà vẫn xảy ra việc có thai ngoài ý muốn. Tôi xin hỏi, việc uống thuốc chống lao này có ảnh hưởng gì tới việc có thai ngoài ý muốn này không?-Trần Thị Thu Hồng (Bắc Ninh)
Bác sĩ Nguyễn Bích Ngọc tư vấn:
– Có thể nói bạn đang sử dụng phác đồ điều trị lao theo công thức ngắn ngày (6 tháng) bao gồm 2 tháng đầu dùng isoniazid, rifampicin và pyrazinamide, ethambutol hoặc streptomycin, 4 tháng tiếp theo dùng isoniazid và rifampicin hàng ngày.
Ở những nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, việc rút ngắn thời gian điều trị và số liều thuốc dùng là điều cần thiết. Những lợi ích của hóa trị liệu ngắn ngày rất rõ: lượng thuốc dùng ít đi và thời gian điều trị ngắn lại sẽ tăng thuận lợi cho người bệnh và vấn đề hợp tác điều trị giữa người bệnh và thầy thuốc sẽ tốt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, thuốc chống lao lại là thủ phạm gây giảm tác dụng của thuốc tránh thai và gây ra việc có thai ngoài ý muốn trên. Cụ thể, rifampicin có trong công thức điều trị lao là thuốc gây cảm ứng enzym cytochrom P450 ở gan, làm tăng chuyển hóa và bài tiết ở gan làm thuốc tránh thai bị chuyển hóa nhanh hơn, do đó làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc tránh thai.
Vì vậy, đối với những phụ nữ đang dùng các thuốc cảm ứng enzym gan điều trị dài ngày nói chung và dùng thuốc điều trị lao nói riêng thì tốt nhất nên dùng các biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, tính ngày rụng trứng hoặc xuất tinh ngoài âm đạo…
Theo BS. Nguyễn Bích Ngọc/Báo Sức Khỏe và Đời Sống
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…