Categories: Sức khoẻ

Tác dụng phụ của việc bổ sung canxi

Nhiều người thường tự ý bổ sung canxi với mong muốn cải thiện sức khỏe mà không biết chúng cũng gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, chuột rút, sỏi thận.

Người tập luyện, phụ nữ mãn kinh hay bệnh nhân loãng xương, viêm khớp phải bổ sung canxi để khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ.

Táo bón

Nhiều bệnh nhân bắt đầu sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi bị táo bón. Không phải ai cũng có thể dung nạp được các chế phẩm bổ sung canxi thường xuyên và một trong những tác dụng phụ phổ biến là táo bón, nó có thể cũng gây kích thích dạ dày và trướng bụng. Tuy nhiên, tránh dùng bất cứ chất chống axit nào cùng với các chế phẩm bổ sung canxi vì hai loại này không thể đi cùng nhau.

Giảm hiệu quả của thuốc khác

Ngoài các chất chống axit, thuốc khác không tương thích với các chế phẩm bổ sung canxi là chế phẩm bổ sung sắt. Nếu bạn mắc phải sai lầm là dùng hai chế phẩm này cùng nhau vào buổi sáng, việc bổ sung này sẽ là vô ích. Thay vào đó, hãy thay đổi thời gian và dùng chế phẩm bổ sung sắt vào buổi sáng, chế phẩm bổ sung canxi vào buổi chiều. Nhớ là nên dùng hai loại này cách nhau ít nhất 3-4 giờ.

Ngoài ra, nếu bạn đang uống thuốc điều trị bệnh tim, bạn nên tránh hoàn toàn các chế phẩm bổ sung canxi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các chế phẩm bổ sung canxi có thể khiến phụ nữ cao tuổi có nguy cơ đau tim.

Sỏi thận

Nếu bạn bổ sung canxi nhiều hơn nhu cầu cần thiết hàng ngày (1 000-1 300 mg/ngày) có thể dẫn tới hình thành sỏi thận. Ngoài ra, các yếu tố khác có thể khiến bạn dễ bị sỏi thận là thừa vitamin C, uống ít nước và có chế độ ăn nhiều muối.

Nhiễm độc vitamin D

Nếu dùng các chế phẩm bổ sung canxi cùng với các thuốc vitamin D, bạn có thể bị nhiễm độc vitamin D. Hàm lượng vitamin D bình thường trong cơ thể là 30-70 ng/ml và trên 100ng/ml được gọi là nhiễm độc vitamin D do sự hình thành canxi trong máu. Các triệu chứng của nhiễm độc vitamin D là buồn nôn, yếu, tiểu tiện thường xuyên và chán ăn. Về lâu dài, nó có thể gây rắc rối cho thận.

Chuột rút

Tác dụng phụ chính khác của việc sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi là có thể gây chuột rút và đau cơ. Tác dụng phụ này phổ biến hơn ở những người cao tuổi vì các mô và cơ bắt đầu tích tụ canxi. Nhớ là cần giảm ngay lập tức việc bổ sung canxi nếu bạn bắt đầu bị chuột rút và đau khớp.

Cáu kỉnh

Bổ sung canxi quá liều cũng có thể gây khó chịu, cùng với đó, bệnh nhân thường phàn nàn là cảm thấy lú lẫn và trong một số trường hợp, thậm chí còn bị trầm cảm. Thay vì tự bổ sung thuốc, bạn hãy đi khám bác sĩ và tuân thủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ này.

Theo BS Tuyết Mai/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago