Không biết từ bao giờ, hai bên nách của chị Hoa (Ninh Bình) xuất hiện hai “cục thịt thừa”. Bình thường không sao, nhưng cứ mỗi khi chị đến kỳ kinh nguyệt, hai “cục thịt thừa” ấy lại sưng đau. Đi khám, bác sĩ kết luận chị u tuyến vú phụ và có thể “chung sống hòa bình” với nó.
“Dù bác sĩ nói vậy nhưng tôi thấy cực kỳ mặc cảm, không dám mặc áo hở nách, đặc biệt là bikini vì sợ mọi người nhìn thấy khuyết điểm của mình. Tôi chỉ muốn cắt bỏ tuyến vú phụ này”, chị Hoa ngao ngán.
Tương tự trường hợp trên, chị Thu Hằng (Hà Nội) phát hiện mình có tuyến vú phụ trong một lần đi mát-xa bầu tại Spa. Khi thực hiện mát-xa cho chị, kỹ thuật viên bỗng ồ lên: “Chị có tuyến vú phụ giống em”, chị Hằng mới ngỡ ngàng.
Về tìm hiểu trên Google, chị mới tá hỏa vì hóa ra mình có tới “bốn vú”. Chị hỏi ý kiến bác sĩ, bác sĩ cũng khẳng định đó là tuyến vú phụ. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai thì không thể can thiệp gì được. Chị được bác sĩ tư vấn nên chung sống với vú phụ, đến khi sinh nở xong thì có thể thăm khám.
Tự khám vú tại nhà để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Ảnh minh họa.
Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Huy Thọ, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật hàm mặt & Tạo hình, Bệnh viện TW Quân đội 108 cho biết, trong quá trình khám chữa bệnh, ông gặp một số trường hợp bệnh nhân như vậy.
“Việc xuất hiện tuyến vú phụ thực chất là hiện tượng “lại tổ” ở người, là dấu tích chứng minh tổ tiên loài người có nguồn gốc từ động vật có vú. Mà động vật có vú thì đa phần là nhiều vú. Trải qua thời gian dài tiến hóa, loài người chỉ còn hai vú. Nhưng vẫn có khoảng 5% số người xuất hiện nhiều vú như tổ tiên loài người. Hiện tượng này xuất hiện do một sự lệch lạc nhỏ về gene của lá phôi quyết định hình thành hệ thống tuyến sinh dục phụ ở tháng thứ 5 của thời kỳ bào thai”, Tiến sĩ Nguyễn Huy Thọ lý giải.
Theo đó, số lượng vú phụ tùy từng người. Có người có một, hai vú phụ. Tuy nhiên cũng có người có nhiều vú phụ. Vị trí thường thấy là ở nách.
Vú phụ thường rất nhỏ so với hai vú bình thường. Có khi chỉ là dấu tích của quầng vú, núm vú, đôi khi là cả bầu vú, thậm chí có cả tuyến sữa, nối thông đường với hai vú bình thường của cơ thể.
“Nếu có sự kết nối trên thì khi đến kỳ kinh, vú phụ cũng cương đau. Chị em lo ngại vú phụ có nguy cơ ung thư như vú thường, đây là nỗi lo chính đáng. Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng tuyến vú phụ có khả năng bị ung thư như vú bình thường. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào kết luận người có vú phụ có bị ung thư cao hơn người có hai vú thường. Để yên tâm và phòng ngừa nguy cơ bệnh tật, những người có tuyến vú phụ nên thăm khám bác sỹ chuyên khoa. Đặc biệt những người vú phụ có mối liên kết với tuyến vú chính, nghĩa là có sưng đau hàng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt thì nên làm phẫu thuật cắt bỏ”, Tiến sĩ Huy Thọ khuyến cáo.
Theo kinh nghiệm của một người bác sỹ lâu năm trong ngành thẩm mỹ, Tiến sĩ Huy Thọ cho biết, việc cắt bỏ tuyến vú phụ không có gì phức tạp, ít ảnh hưởng thẩm mỹ tại nơi làm phẫu thuật cắt bỏ và có thể thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín chuyên về thẩm mỹ.
Minh Khang
Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:
Tòa soạn Emdep.vn
Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội
Điện thoại: 0437959783
Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn
Hotline:0914926900
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…