Categories: Sức khoẻ

Sử dụng thực phẩm chức năng sai cách, tiền mất tật mang

Thực phẩm chức năng được chiết xuất từ các loại thảo mộc, các thành phần quý từ động vật để nâng cao sức khỏe con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhưng nếu sử dụng thực phẩm chức năng một cách tùy tiện thì chúng lại gây hại cho sức khỏe.

Tác dụng phụ khiến mẹ trẻ lo lắng

Thực phẩm chức năng là sản phẩm được bổ sung hoạt chất chức năng có lợi cho sức khỏe. Đây là dạng thực phẩm được chiết xuất từ các loại thảo mộc, các thành phần quý từ động vật và đã được loại bỏ bớt thành phần không có lợi, bổ sung thêm thành phần dinh dưỡng để phục vụ nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh cho con người. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng thực phẩm chức năng mà chưa biết nó có phù hợp với cơ địa của mình không, có tương tác với thuốc đang dùng không thì thực phẩm chức năng cũng có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.

Cần tìm hiểu thành phần và cân nhắc trước khi dùng thực phẩm chức năng (ảnh minh họa)

Chị T.K. (27 tuổi, Hà Nội) kể, con trai chị 3 tuổi nhưng rất gầy gò, còi cọc, sức khỏe kém, thấp hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi. Sau khi tự tìm hiểu trên mạng và nghe lời khuyên của bạn bè, hàng xóm, chị quyết định bổ sung canxi cho con. Ngoài việc tăng cường khẩu phần ăn với những món nhiều canxi như trứng, sữa, đậu nành, chị còn dùng thuốc bổ sung canxi cho con, mỗi ngày cho bé uống 2 – 4 viên. Thấy rằng như thế chưa đủ, chị còn mua thêm thực phẩm chức năng bổ sung canxi dạng siro, giá lên đến gần 1 triệu đồng/lọ cho bé dùng.

Thế nhưng 1 tuần sau, bé nhà chị K. bỗng có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi. Lo lắng cho tình trạng của con, chị đưa bé đi thăm khám thì được các bác sỹ cho biết, có khả năng bé bị thừa canxi.

Các bác sỹ nói rằng, đúng là canxi giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao và có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, không phải bổ sung canxi cho trẻ càng nhiều càng tốt, mà bổ sung cũng phải đúng cách, đúng liều lượng. Tôi đã bổ sung canxi cho bé qua thực phẩm hàng ngày, qua thuốc nên đã đủ rồi, bổ sung thêm thực phẩm chức năng sẽ làm thừa canxi. Chán ăn, mệt mỏi là một trong những dấu hiệu thể hiện trẻ bị thừa canxi”, chị K. nói.

Cần tìm hiểu thành phần, cân nhắc kỹ trước khi sử dụng

TS Ninh Thị Nhung (Bộ môn Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Trường ĐH Y Thái Bình) cho biết, thực phẩm chức năng không phải là thuốc vì vậy trong phần chỉ định nhà sản xuất không được phép công bố điều trị bệnh này hay bệnh kia. Thực phẩm chức năng không phải để điều trị bệnh mà chỉ là hỗ trợ điều trị bệnh.

Theo TS Nhung, các loại thực phẩm chức năng thường có giá thành khá cao nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng biết cách sử dụng nó một cách hiệu quả. Ví dụ đơn giản như nhiều chị em có nhu cầu giảm béo nên đã tự mua các loại thực phẩm chức năng giảm cân (trong nước và nhập ngoại) như: trà, cà phê, sữa, thuốc giảm cân để dùng. Trong khi để giảm cân bền vững và có hiệu quả thì đòi hỏi phải tạo ra cân bằng âm về năng lượng nghĩa là năng lượng đầu vào phải ít hơn năng lượng đầu ra, có sự quyết tâm của người đó và sự giúp đỡ về chuyên môn của bác sỹ dinh dưỡng chứ không chỉ đơn thuần là dùng thực phẩm chức năng. Thực tế, có không ít người bị tiêu chảy, phù nề, mệt mỏi… khi dùng các loại thực phẩm chức năng giảm cân.

“Cơ thể chúng ta có tới 70% là nước và làm mất nước cũng là một hình thức giảm cân. Từ chỗ mất nước cấp dẫn đến rối loạn nước điện giải làm xuất hiện các triệu chứng phù nề, mệt mỏi… là điều có thể xẩy ra. Giảm cân theo cách sử dụng thực phẩm chức năng vừa không bền vững, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động và học tập”, TS Nhung nói.

TS Nhung cũng đưa ra lời khuyên rằng, hiện nay thị trường thực phẩm chức năng rất sôi động. Người tiêu dùng khi quyết định sử dụng bất cứ một sản phẩm nào đều phải kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm xem có đủ tiêu chuẩn không, có được các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu thông trên thị trường không. Nên tìm hiểu kỹ thành phần tính năng của loại thực phẩm chức năng xem có phù hợp với việc hỗ trợ chữa bệnh cho mình không, chứ không nên dùng theo quảng cáo hay dùng theo lời khen của người khác.

Theo ý kiến của một số chuyên gia y tế khác, các dòng thực phẩm chức năng chứa selen, tảo, vitamin có tác dụng bổ dưỡng, chống lão hóa. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều sẽ bị hiện tượng rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, gây hại thần kinh, tim đập nhanh… Các loại thực phẩm chức năng bổ sung hooc-môn cũng cần rất cẩn thận khi sử dụng. Ví như dùng tesosteron liều cao hoặc kéo dài sẽ có thể bị ung thư tuyến tiền liệt, kìm hãm sự sản xuất tinh trùng, gây vô sinh. Các dòng thực phẩm chức năng bổ gan mật có tác dụng hỗ trợ làm tăng cường chức năng gan, lợi mật nhưng chỉ dùng nó để hỗ trợ phục hồi khi chức năng suy giảm (enzyme gan tăng), còn khi chức năng gan đã phục hồi (enzyme gan trở về chỉ số bình thường) thì phải ngừng dùng, nếu không sẽ làm cho gan “mệt thêm”, nếu dùng kéo dài mãi là có hại cho gan.

Minh Minh

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago