Tuy nhiên, nhiều bé mắc cảm lạnh, ho, sốt, có trẻ lên cơn hen đột ngột khi đang nằm ngủ, hoặc gặp các vấn đề về da như da khô nứt nẻ… khi dùng các thiết bị này. Nguyên nhân là do sử dụng các thiết bị làm mát này không đúng cách.
Nhiệt độ lý tưởng cho bé là 25-27 ºC. Chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng không nên quá 10ºC, nhiệt độ phòng không nên dưới 20ºC. Ngoài ra không nên giảm nhiệt độ phòng quá đột ngột vì sẽ gây ra giảm sự đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, dễ khởi phát dị ứng và làm trầm trọng hơn các bệnh lý mạn tính.
Không nên để dòng khí lạnh từ điều hòa phả trực tiếp vào người bé, tốt nhất nên hướng dòng không khí lạnh lên trần nhà.
Không nên cho bé ngồi trong khu vực 2-3 mét trước điều hòa vì đây là khu vực không khí lạnh nhất, lưu lượng dòng khí rất mạnh sẽ không tốt cho bé.
Khí từ điều hòa khá khô nên cần cung cấp thêm một số dụng cụ làm ẩm như máy phun sương… hoặc không nên đặt chế độ ẩm quá thấp làm ảnh hưởng đến da bé, làm cho niêm mạc đường thở của bé khô, khó chịu.
Thay hoặc vệ sinh định kỳ bộ lọc của điều hòa mỗi 3 tháng vì bộ lọc là nơi tích tụ bụi bẩn, tạo điều kiện cho các vi sinh vật sinh sôi gây bệnh.
Nên cho bé mặc các loại áo quần làm từ vải sợi tự nhiên có khả năng hút ẩm để bảo vệ lưng và cổ khỏi dòng không khí quá lạnh ẩm từ điều hòa.
Không nên cho bé ra vào phòng điều hòa quá đột ngột mà nên cho bé thích nghi dần dần với khí lạnh trong phòng hoặc không khí nóng ngoài trời. Ví dụ như bé đang ở trong phòng mà muốn cho bé ra ngoài chơi thì bố mẹ nên tắt điều hòa, ngồi trong phòng thêm 10-15 phút rồi mới cho bé ra ngoài.
So với điều hòa, quạt phun sương có thể di chuyển được tới nhiều vị trí nên khá thích hợp cho các hoạt động của bé. Tuy nhiên, việc sử dụng quạt phun sương không thích hợp cũng có thể khiến bé yêu mắc bệnh.
Quạt thổi thẳng vào người có thể khiến khí lạnh xâm nhập vào cơ thể, làm trẻ dễ ho, cảm lạnh, thậm chí là viêm phổi. Khi sử dụng quạt, bố mẹ chỉ nên để quạt thổi lệch sang phía khác làm không khí xung quanh thoáng đãng, mát mẻ.
Không nên để quạt chiếu thẳng vào đầu khi trẻ ngủ vì sẽ khiến trẻ đau đầu, mệt mỏi hơn khi ngủ dậy.
Khi trẻ ra mồ hôi nhiều sau vận động, bố mẹ không nên cho trẻ ngồi trực tiếp dưới quạt vì quạt làm bay mồ hôi nhanh, khí lạnh làm co mạch máu ngoài da khiến cho việc thải nhiệt của cơ thể khó khăn hơn, hơi nóng sinh ra do vận động trong người bé không thải ra ngoài được khiến trẻ mệt mỏi hơn.
Để làm mát nhanh, nhiều người chọn tốc độ quạt lớn nhất, gió mạnh làm mồ hôi bốc hơi nhanh cũng làm trẻ nhanh mệt mỏi. Do đó, bố mẹ chỉ nên mở quạt ở chế độ gió nhẹ nếu phòng đã thoáng gió và không nên duy trì chế độ gió lớn trong thời gian dài.
Không nên để quạt đứng một chỗ, chọn chế độ quay sẽ khiến không khí mát lưu thông trong phòng tốt hơn.
Không nên để chế độ phun sương hoạt động liên tục, đặc biệt là trong phòng kín vì sẽ làm tăng độ ẩm trong phòng tạo điều kiện cho các vi sinh vật sinh sôi và gây bệnh. Sau một thời gian sử dụng chế độ phun sương bạn nên tắt chế độ này và mở cửa để làm thoáng phòng để độ ẩm trong phòng được cân bằng trở lại.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên vệ sinh thay nước, súc rửa bình thường xuyên để tránh nước bị nhiễm khuẩn vì khi quạt chạy vi khuẩn, nấm mốc sẽ được phun theo gió gây các bệnh về đường hô hấp cho bé.
ThS.BS. Lê Thị Phương Anh
Nguồn: SKĐS
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…