Phụ huynh cần lưu ý nếu trẻ nghi ngờ bị sốt xuất huyết như sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện một trong các dấu hiệu trở nặngcần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện.Bệnh viện Nhi đồng 1 vừa cứu cháu bé N (9 tuổi, Đồng Tháp) bị sốc sốt xuất huyết. Theo đánh giá của các bác sĩ, cháu N là trường hợp nặng. Sốc xuất huyết gây thương tổn ở gan, đông máu, tiêu hóa bị xuất huyết.
Với trường hợp này các bác sĩ phải đưa ra phác đồ điều trị chống sốc. Ngoài ra, còn phải dùng đến nhiều phương tiện máy móc khác như đo áp lực tĩnh mạch, đo huyết áp động mạch, thở áp lực dương liên tục, đặt nội khí quản thở máy.
Khi trẻ bị sốc, diễn tiến bệnh rất nhanh. Thậm chí, hội chứng suy đa cơ quan, suy gan, suy thận cấp gây vô niệu. Các bác sĩ phải tiến hành lọc máu để thải loại độc chất, hóa chất trung gian ra khỏi cơ thể. Quá trình điều trị này kéo dài 3 tuần, trẻ mới phục hồi, không phải dùng đến máy thở nữa.
Trong những năm gần đây, việc điều trị sốc sốt xuất huyết tại các địa phương trên toàn quốc đạt nhiều tiến bộ, phần lớn các trẻ được điều trị ra khỏi sốc và phục hồi. Tuy nhiên, một số trường hợp biểu hiện hội chứng suy đa cơ quan như suy hô hấp, suy thận, suy gan, rối loạn đông máu,…gây khó khăn cho các bác sĩ điều trị. Vì vậy đối với các trường hợp này khoa Hồi sức bệnh viện Nhi Đồng 1 đã áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục với chỉ định thích hợp cứu sống nhiều bệnh nhân và cũng dần dần chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tỉnh.
Cách đây không lâu, 1 trường hợp khác ở Tây Ninh cũng bị sốc sốt xuất huyết là cháu B (3 tuổi, Tây Ninh). Ban đầu bé được chẩn đoán chỉ mắc sốt virus. Các bác sĩ cho uống hạ sốt và thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, sau 2 ngày, bé B vẫn không đỡ. Khi gia đình chuyển lên BV Nhi Đồng 1 đã trở nặng với các triệu chứng như rối loạn đông máu, xuất huyết, suy hô hấp.
Sốc sốt xuất huyết diễn tiến nhanh
Theo bác sĩ Nguyễn Hương (Chuyên khoa Truyền nhiễm), bệnh sốt xuất huyết thường gặp vào thời điểm chuyển mùa mưa sang mùa khô. Bệnh tự khỏi nhưng có những trường hợp vẫn bị biến chứng nặng. Nguyên nhân là do chẩn đoán sai, cơ địa trẻ yếu hoặc bố mẹ không chú ý về những diễn tiến bệnh.
Bác sĩ Hương cho rằng, nếu khi thấy con cái đột nhiên sốt khoảng 2 ngày trở lên mà không rõ nguyên nhân. Kèm theo đó là các triệu chứng mệt mỏi, lừ đừ, buồn ngủ, đau mỏi chân tay và khắp cơ thể, da sưng đỏ. Phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhấtnhằm khám, chẩn đoán kịp thời.
Ngoài ra, khi điều trị sốt xuất huyết phải lưu ý đảm bảo thuốc theo quy định của bác sĩ, uống nước nhiều bù nước mất do sốt cao. Ngoài ra, để theo dõi có đi ngoài ra máu không cần phải tránh thức ăn có màu đen, màu đỏ. Tuyệt đối không tự chữa theo cách dân gian, truyền miệng, tự cạo gió.
Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện triệu chứng trở nặng như chảy máu cam, chân răng chảy máu, nôn hoặc đi ngoài ra máu, mệt mỏi quá mức, khóc nhiều, sốt cao dẫn đến co giật phải đưa đi khám bác sĩ.
Đáng chú ý là trước đây thông thường bệnh nhân bị mắc khoảng 1 tuần mới có dấu hiệu trở nặng dẫn đến sốc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, hiện nay có những trường hợp mới bị mắc 2-3 ngày đã có thể có dấu hiệu sốc sốt xuất huyết. Do đó, có những trường hợp không có biện pháp, phác đồ điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.Nếu bệnh nhân bị sốc sốt xuất huyết đã qua cơn sốt xuất huyết, bác sỹ vẫn phải theo dõi từ 24 – 48 giờ để bệnh nhân hoàn toàn hồi phục mới được cho về nhà.
Một vấn đề khác đáng lo ngại khi mắc bệnh sốt xuất huyết là nếu không cẩn thận có thể để lại di chứng ở não do sốt cao dẫn đến co giật, trẻ bị viêm não hay màng não. Quá trình này diễn tiến nhanh, chỉ cần lơ là rất dễ để lại hậu quả nặng nề.
Thanh Thủy
(Theo Congluan)
Nguồn: emdep.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…