Ngải cứu vốn là một vị thuốc trong Đông y, có vị đắng, tính hơi ấm và có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp… Tuy ngải cứu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng dùng nhiều quá có thể gây ngộ độc như ảo giác, viêm thần kinh, tay chân rung giật… Vì vậy, cả người bình thường lẫn người sức khỏe có vấn đề đều phải chú ý khi dùng rau ngải cứu để không bị phản tác dụng của vị thuốc quý này.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của ngải cứu
Điều kinh: Công dụng được biết đến nhiều nhất của ngải cứu là điều hòa kinh nguyệt, giúp trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
Cách sử dụng cũng rất đơn giản, một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy 6 – 12g ngải cứu sắc hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Điều trị cơ thể suy nhược: Trẻ nhỏ biếng ăn, còi xương hay người già ăn không ngon miệng có thể dùng ngải cứu để cải thiện tình hình. Lấy 250g ngải cứu, 20g câu kỷ tử, 2 quả lê, 10g đinh quy, 1 con gà ác 150g hầm trong nửa lít nước. Chia món ăn làm 5 phần ăn cả ngày trong khoảng 1-2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cầm máu: Ngải cứu có thể chữa trị các trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu. Cách làm: ngải cứu giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương sẽ giảm đau nhức, cầm máu nhanh.
Giảm đau: Dùng cho các trường hợp đau nhức xương cơ khớp, phong thê thấp.
Trị mụn nhọt: Ngải cứu có thể là một loại mặt nạ trị mụn nhọt hiệu quả. Lấy lá ngải cứu tươi giã nát đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa lại mặt. Áp dụng thường xuyên bạn sẽ thấy làn da mịn màng và trắng hồng. Ngải cứu cũng giúp chữa trị trường hợp vàng da, ngứa da.
Trị rôm sảy: Trẻ em bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh:
– Cách 1: Lấy 300g ngải cứu, 100g lá bưởi (hoặc quýt, chanh), 100g lá khuynh diệp nấu với 2 lít nước. Sôi 20 phút thì nhấc ra rồi xông trong 15 phút.
– Cách 2: Nấu lá ngải cứu với 100g lá tía tô, 100g tần dầy lá, 50g lá sả trong 1 lít nước cho đến khi cạn còn 0,5 lít. Uống liên tục trong 3-5 ngày mỗi khi khát.
Ngải cứu tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc, chân tay rung giật, ảo giác, viêm thần kinh… Ăn ngải cứu còn gây biến chứng với người bị viêm gan, người mang thai ăn ngải cứu còn dễ bị sảy thai,…
Ai không được ăn rau ngải cứu
– Phụ nữ mang thai nên cẩn thận khi dùng rau ngải cứu: Bà bầu ăn ngải cứu 1 – 2 lần mỗi tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi, vì ngải cứu không gây kích thích tử cung. Ngải cứu cũng được dùng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu mang thai sẽ tăng nguy cơ co bóp tử cung và bị ra máu, dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
– Người bị viêm gan: Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng đồng thời là một thành phần có độc tính. Người bị viêm gan khi ăn ngải cứu thì chất độc sẽ đi vào gan, gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn đến viêm gan vàng da, viêm gan cấp tính, làm to gan, nước tiểu đục…
– Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Chính vì tác dụng này nên những người bị rối loạn đường ruột cấp tính phải tránh xa ngải cứu nếu không muốn bệnh tình trầm trọng hơn.
– Ngải cứu có tác dụng gây hưng phấn vỏ não và tổ chức hạ bì. Tác dụng này được sử dụng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, cũng chính vì công dụng này mà ngải cứu khi dùng quá liều có thể dẫn tới tình trạng hưng phấn quá mức, tay chân run giật, co giật cục bộ hoặc toàn thân. Sau vài lần có thể dẫn tới nói sàm, co cứng, thậm chí tê liệt. Khi kiểm tra sẽ phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Ngay cả khi được chữa khỏi cũng có thể để lại di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh.
Dương Thùy
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…