Cá là món ăn được các gia đình rất ưa chuộng, nó xuất hiện hầu hết trong các bữa ăn. Cá giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và là nguồn cung cấp chất đạm an toàn cho cơ thể. Nhưng khi ăn và chế biến cũng cần lưu ý những điểm quan trọng nhằm không gây bệnh.
Chị Nga (Long Biên, Hà Nội) thường chọn món cá cho gia đình. Nguyên nhân là do quê chị ở miền biển nên quen ăn nhiều với món cá. Bên cạnh đó, con của chị đang trong quá trình phát triển, ăn cá cũng có tác dụng tốt cho trí thông minh. Nên các bữa ăn đều có ít nhất 1-2 món cá.
“Tôi vẫn chế biến cá bằng cách xát muối, đánh vảy nhưng làm sạch màng đen bên trong bụng cá thì chưa bao giờ nghe. Tôi thấy nhiều người vẫn chế biến như vậy. Có khi làm sạch ruột, bong cả lớp đen trong thành bụng này nhưng không biết lớp đen này có tác dụng hay tác hại như thế nào”, chị Nga cho hay.
Còn anh Phú (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, anh vẫn thường vào bếp chế biến các món cá, hải sản cho vợ con thưởng thức. Với món cá, anh Phú vẫn luôn chú ý bỏ lớp màng. Theo anh Phú, phần này không hề tăng vị ngon của món cá mà còn có mùi tanh rất khó chịu. Nếu để lại sẽ cảm thấy mùi tanh bốc lên mũi khi ăn và mất đi vị ngon miệng dù nấu có đúng kỹ thuật đến đâu.
“Nếu hôm nào quên bỏ phần màu đen trong bụng cá, tôi cảm thấy cá tanh hơn dù đã dùng các nguyên liệu như thì là, nghệ để cản bớt mùi tanh. Tôi nghĩ phần có màu đen này cũng không tốt cho cơ thể vì có thể là do các chất độc, bẩn lắng lại và bám vào thành bụng của cá”, anh Phú cho hay.
Lớp màng đen không tốt
Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia nữ công gia chánh Nguyễn Thị Liên cho hay, màng đen trong bụng cá ít được người bỏ phần vì không biết tác hại nhưng cũng có người làm cá không đúng kỹ thuật và không đảm bảo sạch sẽ.
“Lớp màng đen này có trong nhiều loại cá. Nhưng nổi bật nhất là ở cá rô phi, lớp màng đen dính chặt vào bụng. Khi làm cá nếu không kỹ lưỡng sẽ không bóc được hết lớp màng đen. Thậm chí phải dùng dao rạch sát bụng mới lấy hết được lớp màng đen này. Nếu làm vội vàng bằng tay rất có thể lớp màng đen vẫn còn tồn tại dù ít vẫn gây tanh”, chuyên gia Nguyễn Thị Liên cho hay.
Lớp màng đen này chính là nguyên nhân gây mùi tanh ở cá. Do đó, nếu bạn vẫn không loại bỏ khỏi bụng cá thì mùi tanh sẽ tỏa ra dù đã nấu chín. “Mùi tanh này chính là lớp bùn đất bám vào và tích tụ. Thành phần của lớp màng đen này là chất béo, lysozyme cùng những vi khuẩn độc hại”, chuyên gia nói.
Khi những chất độc hại, vi khuẩn còn tồn tại ở lớp màng này thì chúng sẽ thâm nhập vào cơ thể khi ăn. Do đó, các bà nội trợ nhất định phải loại bỏ trong quá trình chế biến.
Không chỉ có màng đen mà mật cá cũng cần loại bỏ hoàn toàn. Chưa nói đến việc nếu ăn cả mật cá sẽ có vị đắng mất cảm giác ngon miệng mà có trường hợp đã bị ngộ độc do mật cá trắm.
Nguyên nhân do trong mật cá trắm có chứa chất độc hại. Chất Alcol Steroid 27 C có thể gây tổn thương gan, thận. Khi người ăn mật cá trắm vào sẽ bị phù não, phổi. Nguyên nhân do ứ nước trong cơ thể, vô niệu, tổn thương các cơ quan nội tạng. Nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời rất có thể bị tử vong.
Không chỉ có màng cá mà mang cá cũng cần được làm sạch. Bởi mang cá nếu giữ lại không ăn được song vẫn có thể bị hóc gây nguy hiểm cho người ăn đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy, phần mang cá cũng cần loại bỏ nhằm tránh hậu quả đáng tiếc.
Phương Hà
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…