Bệnh sốt xuất huyết là gì
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên. Vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có 4 loại khác nhau, người bệnh nhiễm loại vi rút nào sẽ không bị bệnh khi nhiễm lại loại đó nhưng vẫn có thể mắc bệnh khi nhiễm loại vi rút khác. Do đó, một người đã mắc bệnh sốt xuất huyết 1 lần vẫn có thể mắc lại.
Đường lây truyền
Bệnh sốt xuất huyết lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Muỗi vằn hút máu người có chứa mầm bệnh, sau đó đốt và truyền vi rút cho người lành.
Đặc điểm muỗi vằn truyền bệnh
Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết (cũng là muỗi truyền bệnh do vi rút Zika) có màu đen, trên thân và chân có những vằn trắng. Chúng thường trú đậu ở nơi ẩm thấp, tối tăm như nơi treo quần áo, sau tủ, rèm cửa…; thường hút máu vào ban ngày, nhất là sáng sớm hoặc chiều tối.
Muỗi vằn đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước sạch như: bể, chum, vại/lu, khạp; các đồ vật chứa nước trong gia đình như: bình hoa, bát kê chân chạn; các đồ vật phế thải: lốp xe hỏng, chai lọ vỡ, gáo dừa; các hốc tự nhiên…
Sự nguy hiểm của bệnh
Bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh thường gây ra dịch lớn, gây khó khăn cho việc chăm sóc và chữa trị, có thể dẫn tới tử vong. Ai cũng có thể mắc bệnh, trẻ em dưới 15 tuổi nếu mắc bệnh sẽ nặng hơn.
Biểu hiện của bệnh
Sốt cao đột ngột 39 độ C trở lên (liên tục từ 2 – 7 ngày, khó hạ sốt) và có ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau:
Biểu hiện nặng (biến chứng) của bệnh
Người bệnh sốt xuất huyết nặng có các biểu hiện: sốt cao, li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, nôn nhiều, nôn ra máu, đi ngoài ra máu.
Những việc cần làm khi chăm sóc người mắc bệnh
Đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết để được khám và chữa trị kịp thời.
Nếu người bệnh được chỉ định chữa bệnh tại nhà, cần thực hiện những việc sau:
Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế khi thấy một trong các dấu hiệu nặng như: sốt cao, li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, nôn nhiều, nôn ra máu, đi ngoài ra máu.
Các biện pháp phòng bệnh
Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, mỗi người cần thực hiện tốt những việc sau:
Toàn dân tích cực, chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết!
Không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết!
Câu hỏi – trả lời
STT | Câu hỏi | Trả lời |
1 | Sốt xuất huyết là gì? | Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên. Bệnh lây truyền qua muỗi vằn đốt/chích người truyền bệnh. |
2 | Người đã bị sốt xuất huyết có bị mắc lại không? | Vi rút gây bênh sốt xuất huyết có 4 loại khác nhau, người bệnh nhiễm với loại vi rút nào sẽ không mắc lại loại đó nhưng có thể mắc loại khác. Do đó, một người đã mắc bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể mắc lại. |
3 | Bệnh sốt xuất huyết lây truyền như thế nào? | Bệnh sốt xuất huyết lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Muỗi vằn đốt và hút máu người có chứa mầm bệnh, sau đó đốt và truyền vi rút cho người lành. |
4 | Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết có đặc điểm gì? | Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết (cũng chính là muỗi truyền bệnh do vi rút zika) có màu đen, trên thân và chân có những vằn trắng. Chúng thường trú đậu ở nơi ẩm thấp, tối tăm như nơi treo quần áo, sau tủ, rèm cửa…; thường hút máu vào ban ngày, nhất là sáng sớm hoặc chiều tối. Muỗi vằn đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước sạch như: bể, chum, vại/ lu, khạp; các đồ vật chứa nước trong gia đình như: bình hoa, bát kê chân chạn; các đồ vật phế thải: lốp xe hỏng, chai lọ vỡ, gáo dừa; các hốc tự nhiên… |
5 | Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? | Bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh thường gây ra dịch lớn, gây khó khăn cho việc chăm sóc và chữa trị, có thể dẫn tới tử vong.Ai cũng có thể mắc bệnh, trẻ em dưới 15 tuổi nếu mắc bệnh sẽ nặng hơn. |
6 | Bệnh sốt xuất huyết biểu hiện như thế nào? | Sốt cao đột ngột 39 độ C trở lên (liên tục từ 2 – 7 ngày, khó hạ sốt), và có ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau:
|
7 | Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện nặng như thế nào? | Người bệnh sốt xuất huyết nặng có các biểu hiện: sốt cao, li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, nôn nhiều, nôn ra máu, đi ngoài ra máu. |
8 | Cần làm gì để chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết? | Đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết để được khám và chữa trị kịp thời. Nếu người bệnh được chỉ định chữa bệnh tại nhà, cần thực hiện những việc sau:
|
9 | Cần làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết? | Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, cần thực hiện tốt những biện pháp sau:
|
Tài liệu tham khảo:
Nội dung:
Hình minh họa: internet
Đào Thị Tuyết
Nguồn: TTTT – GD Sức khỏe TW
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…