Chiều 19/4, cả 5 người được đưa vào Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cấp cứu trong tình trạng sưng, đau, nổi mẩn ngứa dị ứng. Anh Lâm bị sốc phản vệ nặng, nguy kịch đến tính mạng, lơ mơ mạnh không, huyết áp không. Sau 2 ngày điều trị tích cực, hiện sức khỏe của anh đã ổn định.
Theo các bác sĩ, nọc độc của ong phần lớn là phản ứng tại chỗ. Khoảng 1-3% trường hợp, vết đốt của côn trùng có thể gây ra phản ứng toàn thân như nổi mày đay, phù nề mặt, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Vì thế, khi bị côn trùng đốt người bệnh cần rửa kỹ vết đốt hay vùng da tiếp xúc côn trùng bằng xà phòng, chườm đá lạnh 5 phút rồi rửa kỹ lại bằng nước muối. Nếu đau rát nhiều, tổn thương nhiễm trùng, hóa mủ thì nên đến các cơ sở y tế khám bệnh và điều trị, tránh biến chứng.
Long Nhật
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…