Ăn mặn
Nếu sử dụng quá nhiều muối trong chế độ ăn uống, nó có thể làm cho bạn cảm thấy không ngừng khát, vì muối có thể khử nước ở các tế bào của cơ thể, khiến bạn khát nhiều nước hơn.
Khát nước thường xuyên cũng là một biểu hiệu của bệnh tiểu đường. Ảnh: Shutterstock
Tập thể dục buổi sáng
Tập thể dục buổi sáng là một thói quen tốt, nhưng nó cũng có thể làm cho bạn cảm thấy khát nước suốt cả ngày, vì cơ thể bạn mất rất nhiều nước và chất điện giải khi bạn đổ mồ hôi vào buổi sáng.
Bệnh tiểu đường
Nếu thường xuyên cảm thấy khát nước, bạn nên kiểm tra bệnh tiểu đường, nếu khát nước nước kèm đi tiểu thường xuyên.
Khô miệng
Khô miệng là một tình trạng rối loạn hiếm gặp do tuyến nước bọt không hoạt động. Vì vậy, cần được chẩn đoán và điều trị nếu bạn đang rơi vào tình trạng này.
Bệnh thiếu máu
Nếu bị thiếu sắt hoặc thiếu máu, các tế bào cơ thể bị mất chất lỏng, do đó làm cho bạn cảm thấy mất nước và khát mọi lúc.
Thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh,… có thể gây mất nước, do đó làm cho bạn thèm nước liên tục.
Ra đường trời nắng
Nếu công việc đòi hỏi bạn phải tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ, hoặc nếu tập luyện hoặc đi bộ dưới ánh mặt trời thường xuyên, bạn sẽ gặp tình trạng mất nước vào cuối ngày, làm bạn cảm thấy khát nước.
Ngọc Lam (TNO)