4 lưu ý khi chạy bộ buổi sáng:
1. Uống 1 cốc nước (nước đun sôi để nguội hay nước lọc – khoảng 1/4 lít). Trước khi chạy cần khởi động: hít – thở, chạy dẫm chân tại chỗ khoảng 5 – 10 phút cho cơ thể thích ứng với không khí ngoài trời rồi mới bắt đầu chạy. Nên chạy lúc sáng sớm ở nơi thoáng đãng, ít xe cộ qua lại (như trong công viên chẳng hạn).
2. Buổi chạy đầu tiên bạn nên chạy chừng 2 km thôi, hoặc bạn có thể chạy khoảng 30′ rồi về.
Lần chạy sau bạn có thể tăng dân lên thêm 1 km nữa hoặc thêm 15′ chạy nữa. Nhưng tối đa bạn chỉ nên chạy trong 1tiếng thôi.
3. Lúc mới bắt đầu chạy, bạn nên chạy chậm, thở đều, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Nếu được bạn có thể đem theo 1 máy nghe nhạc, vừa chạy vừa nghe cũng rất có ích!
4. Đồng thời sau mỗi buổi tập phải có thời gian thư giãn 5-10 phút: thả lỏng toàn bộ cơ thể, thở chậm… (thời gian làm “lạnh cơ thể”) để tránh đau cơ, chóng mặt khi dừng vận động đột ngột.
Nếu trong khi tập thể dục xuất hiện các dấu hiệu: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, khó thở, vã mồ hôi lạnh, đau hoặc cảm giác bị đè ép ở ngực trái…, đặc biệt triệu chứng này xuất hiện ở những người trên 40 tuổi thì cần phải đến khám bác sĩ ngay. Sau khi chạy về, bạn nên lau cho khô mồ hôi, ngồi nghỉ khoảng 15′ cho nhịp tim và nhịp thở trở lại bình thường rồi mới tắm, đừng tắm ngay, nếu tắm ngay khi về, bạn có thể bị cảm đó!
Trên đây là những lưu ý khi chạy bộ buổi sáng mà bạn cần ghi nhớ và tuân thủ tuyệt đối. Bên cạnh việc chạy bộ, bạn cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh để có được một cơ thể săn chắc và khỏe mạnh nhé.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…