Categories: Sức khoẻ

Những bệnh mùa hè phụ huynh nên đề phòng cho con

Tại TP. HCM từ đầu tháng 4 đến nay nắng nóng gay gắt, nhiệt độ và độ ẩm cao khiến rất nhiều trẻ em nhập viện điều trị. Những bệnh trẻ em thường gặp phải như: tiêu chảy, nhiễm siêu vi, tay chân miệng…phụ huynh nên biết để phòng ngừa cho con.

Tại bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2, mỗi ngày tiếp nhận từ 5.000 đến 6.000 trẻ, đỉnh điểmđến 7.000 trẻ đến khám và điều trị bệnh. Theo Khoa Khám bệnh, bệnh viện Nhi đồng 1, những bệnh trẻ thườngmắctrong thời tiết nắng nóng có thể phòng ngừa được nếu phụ huynh hiểu rõ về tác nhân gây bệnh, chăm sóc cho con tốt.

Bệnh tiêu chảy

Mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy, nhất là tiêu chảy cấp là do thức ăn dễ bị hư hỏng, ôithiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy, trẻ khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh…

Nhiễm siêu vi

Mùa nắng nóng cũng là thời điểm màtrẻ dễ bị nhiễm siêu vi khiến trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn. Một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ như: siêu vi cúm, siêu vi cởi, siêu vi gây bệnh thủy đậu, bệnh quai bị, bệnh sốt phát ban Rubella…

Nắng nóng nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện Nhi đồng 1 để khám và điều trị

Viêm màng não ở trẻ em

Một số vi trùng và siêu vi trùng xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây viêm màng nãotrong mùa nắng nóng. Bệnh có thể gây tử vong hay để lại những di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân hoặc chậm phát triển tâm thần vận động…

Ngộ độc thức ăn

Thời tiết nắng nóng, nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là tạimôi trường học đường.

Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. HCM, từ đầu năm đến nay, tại địa bàn thành phố xảy ra 2 vụngộ độc thực phẩmnghiêm trọngkhiến 98 học sinh nhập viện điều trị.Nguyên nhân được xác định là do suất thức ăn cung cấp không đảm bảo vệ sinh.

Bệnh tay chân miệng

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường.

Đưa trẻ vào bệnh viện ngay nếu trẻ có những dấu hiệu như:sốt cao dọaco giật,khò khè, khó thở,li bì,nôn óitất cả kể cả nước, trẻ tiêu chảy nhiều không cầm

Sốt xuất huyết

Tăng cao trong thời tiết nắng nóng như hiện nay tại TP. HCM, đặc biệt là ở trẻ em. Theo báo cáo của Sở Y tế TP. HCM, trong tuần qua (ngày 2 đến ngày 8/5) toàn thành phố có 122 trường hợpsốt xuất huyếtnhập viện. Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM ghi nhận 1 trường hợpsốt xuất huyếttử vong sinh sống tại phường 10, quận Gò Vấp. Số ca tử vong từ đầu năm đến nay là 2 ca.

Ngoài các bệnh thường gặp ở trên, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu, hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu.

Để phòng ngừa các bệnh trong thời tiết nắng nóng, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, bệnh viện Nhi đồng 2, đưa ra lời khuyên: Phụ huynh cần thường xuyên dạy cho con rửa tay đúng cách. Mặc thoáng mát, đội mũ khi ra ngoài. Cho trẻ uống nước nhiều, giúp da và đường hô hấp luôn ẩm. Tránh uống hay ăn đồ quá lạnh.

Đối với trẻ nhỏ, lưu ý tránh đi chỗ nắng nóng nhiều và chỗ đông người, và áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh thông thường mà hiệu quả:

– Bú sữa mẹ nhiều vì trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể;

– Ngoài sữa, nên cho béăn dặm đúng thời điểm từ 6 tháng nhằm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ, thúc đẩyhệ miễn dịch của cơ thể;

– Cho trẻ chích ngừa đầy đủ.

Trẻ được nhân viên điều dưỡng lau mặt cho mát trước khi được bác sĩ khám bệnh

Khi da bé ẩm ướt nên mặc đồ thông thoáng, chất liệu bằng cotton, khi da hơi khônên bôi những loại kem giữ ẩm cho bé vào buổi tối. Tắm rửa cho trẻmỗi ngày. Nhưng không tắm khi trẻ đang đổmồ hôi nhiều.Không sử dụng quạt hay máy lạnh quá mạnh, cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Khi bé hắt hơi sổ mũi nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, mát xa lưng và tay chân trẻ bằng ít dầu khuynh diệp để kích thích máu huyết lưu thông, tăng cường miễn dịch.

Khi trẻ bệnh, phụ huynhnên đưa đi khám, không nên tự ý dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh.

Để ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết, cần phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, phụ huynh tạo thói quen ngủ màn, diệt loăng quăng…

Theo Khám Phá

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago