Theo thông tin từ cơ quan quốc gia về bệnh đường tiêu hóa Clearinghouse, có khoảng 20-50% người dân ở Hoa Kỳ mắc phải tình trạng này và có tới 80% người dân ở các nước đang phát triển bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Thêm vào đó, bệnh cũng có thể xảy ra ở nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính.
Những triệu chứng cấp tính thường đến đột ngột và kéo dài trong một thời gian ngắn, triệu chứng mãn tính thường tiến triển từ từ và kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Có một số xét nghiệm mà bác sĩ thể sử dụng để chẩn đoán viêm tá tràng. Xét nghiệm máu, phân hoặc hơi thở có thể phát hiện được vi khuẩn H. pylori. Đối với xét nghiệm hơi thở, bạn sẽ được hướng dẫn uống một chất lỏng không có mùi vị rõ ràng và sau đó thở vào một cái túi, điều này sẽ giúp bác sĩ phát hiện khí carbon dioxide trong hơi thở nếu bạn bị nhiễm H. pylori.
Bác sĩ cũng có thể thực hiện nội soi sinh thiết. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ di chuyển một ống dài, mỏng, linh hoạt (nội soi) có gắn một camera nhỏ xuống cổ họng để nhìn vào dạ dày hoặc ruột non. Từ đó, bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có bị viêm hay không. Bác sĩ có thể lấy một vài mẫu mô nhỏ để thử nghiệm thêm nếu không thể phát hiện được dấu hiệu viêm bằng mắt thường.
Để xác định xem bạn có mắc viêm tá tràng hay không, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu, nước tiểu và phân để xét nghiệm. Nội soi cho phép hình dung tá tràng và các phần sinh thiết niêm mạc nhỏ. Sinh thiết được nghiên cứu dưới kính hiển vi để xác nhận xem bạn bị nhiễm vi khuẩn H. pylori hay không.
Các phương pháp điều trị bao gồm:
Phương pháp điều trị bằng kháng sinh cho viêm loét tá tràng. Nếu viêm tá tràng là do bị nhiễm H. pylori thì sử dụng kháng sinh sẽ là phương pháp điều trị. Bạn phải dựa theo chính xác phác đồ kháng sinh để tránh tái nhiễm hoặc tái phát lại. Thông thường, bác sĩ sẽ kê hai loại thuốc kháng sinh trong 14 ngày. Các thuốc kháng sinh bao gồm amoxicillin, clarithromycin (Biaxin®), metronidazole (Flagyl®), tetracycline;
Các thuốc khác để điều trị viêm tá tràng. Các thuốc như thuốc ức chế bơm proton và histamine đối kháng H2 sẽ làm giảm lượng axit trong dạ dày, đây cũng là một cách điều trị hiệu quả cho viêm tá tràng.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…