Dù chúng ta đều dùng đũa để ăn hàng ngày, không phải gia đình nào cũng có ý thức về việc thay đũa thường xuyên hoặc phải phơi sấy khô ráo. Đặc biệt vào mùa mưa, đũa ẩm chính là môi trường lý tưởng cho nấm mốc sản sinh. Kể cả khi chúng ta cất chúng trong tủ, đũa cũng có thể bị hỏng do môi trường ẩm thấp gây biến chất.
Việc dùng đũa không đảm bảo khiến người dùng nhẹ thì dễ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa, nặng thì có thể bị ung thư gan do aflatoxin có trong những chiếc đũa biến chất. Trước khi quan tâm đến việc sử dụng và bảo quản đũa, bạn hãy thử kiểm tra trong tủ bếp nhà mình và loại bỏ 4 loại đũa có những dấu hiệu sau:
Đũa nhiều màu sắc
Đũa chạm khắc họa tiết
Đũa mốc
Đũa gỗ dễ bị mốc nếu không làm sạch và phơi khô cẩn thận, là môi trường sống lí tưởng cho các loại mốc và nấm.
Đũa chảy màu sau khi dùng
Để ngừa nguy cơ sức khỏe từ những chiếc đũa, trong quá trình sử dụng và bảo quản đũa, bạn cần lưu ý:
– Nên chọn đũa trúc hoặc đũa gỗ không sơn. 2 loại đũa này không độc, khá bền và không bị biến dạng trong khi gắp thức ăn nóng.
– Chỉ nên dùng đũa từ 3 – 6 tháng. Nếu thấy đũa có hiện tượng đổi màu cần phải thay ngay lập tức.
– Khi rửa đũa, tránh chà xát quá mạnh khiến lớp sơn bảo vệ dễ bị bong tróc, làm đũa mau hỏng. Chọn loại nước rửa bát an toàn, có độ axit không quá mạnh để tránh lưu lại hóa chất độc hại trên đũa.
– Sau khi rửa đũa, để ráo nước và hong khô, tránh tạo độ ẩm thích hợp cho nấm mốc và các loại vi khuẩn có hại sinh sôi.
– Luộc đũa với nước sôi khoảng 5 – 10 phút 2 tuần 1 lần, sau đó mang ra phơi dưới ánh sáng mặt trời để tiêu diệt triệt để các mầm bệnh bám trên đũa.
Nguồn: Kiến thức
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…