Categories: Vợ chồng

Người bị đau đầu mãn tính nên và không nên ăn gì?

Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị đau đầu mãn tính cần có những lưu gì? Và người bị bệnh đau đầu mãn tính nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Người bị đau đầu mãn tính nên và không nên ăn gì?

Cải bó xôi

Cải bó xôi là loại rau lá xanh khá quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết tác dụng của nó.


Cải bó xôi chứa khá nhiều riboflavin, loại vitamin B được chứng minh có tác dụng phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu, một trong những nguyên nhân gây ra đau đầu buồn nôn ở mức độ nặng.

Cá nhiều dầu

Các loại cá chứa nhiều dầu như cá hồi, cá nục ,cá ngừ… được coi như những “kho tàng” a xít béo omega 3 – một loại chất có đặc tính kháng viêm rất hiệu quả, có tác dụng ngăn ngừa bệnh đau đầu mãn tính.

Sử dụng các loại cá nhiều dầu trong bữa ăn không chỉ giúp bổ sung thêm cho cơ thể nhiều loại dưỡng chất cần thiết mà còn làm giảm chứng đau đầu buồn nôn khá hiệu quả. Tác dụng này sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn nếu a xít béo omega 6 (thường có trong dầu ăn) được giảm bớt.

Dưa hấu

Nếu bạn muốn biết đau đầu buồn nôn nên ăn gì tốt nhất thì đây chính là loại thực phẩm dễ ăn nhất. Một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau đầu buồn nôn có thể liên quan đến tình trạng mất nước. Nếu đang trong tình trạng này, bạn cần bổ sung nước cho cơ thể nhiều hơn.

Ăn dưa hấu, dưa chuột hay những loại thực phẩm có hàm lượng nước cao tương tự có thể cải thiện được tình trạng đau đầu buồn nôn. Đặc biệt trong dưa hấu chứa nhiều magnesium và kali, là những khoáng chất cần thiết cho cơ thể khi bị mất nước.

Khoai tây

Theo các nghiên cứu, chất kali có trong khoai tây có thể hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, đây cũng là khoáng chất mà cơ thể thường thiếu khi bị mất nước do hiện tượng nôn.

Một củ khoai tây nướng cỡ trung bình (cả vỏ) có thể chứa đến 926 mg kali, cao gấp đôi hàm lượng kali có trong một quả chuối. Không chỉ thế, khoai tây là món rất dễ ăn và kết hợp được nhiều kiểu nấu khác nhau cho bữa cơm hàng ngày.

Caffeine vừa phải

Nhiều người e ngại sử dụng cafe sẽ khiến bệnh đau đầu nặng hơn. Nhưng thực tế thì một chút caffeine có thể giúp bạn giảm nhẹ chứng đau đầu buồn nôn. Một số loại thuốc giảm đau đầu cũng chứa một lượng nhỏ chất caffeine này.

Tuy nhiên, caffeine cũng là một trong số yếu tố kích hoạt cơn đau xuất hiện đối với bệnh nhân đau nửa đầu. Trong mọi trường hợp, bạn đều không nên lạm dụng caffein, vì nó khiến bạn bị lệ thuộc và dễ bị nhức đầu khi đột nhiên ngưng sử dụng.

Gừng

Nếu bạn đang thắc mắc đau đầu buồn nôn nên ăn gì đơn giản nhất thì gừng chính là loại món ăn chữa đau đầu hiệu quả mà không gây sự khó chịu. Loại gia vị này rất tốt trong việc giảm buồn nôn và chống triệu chứng ói mửa.

Uống một tách trà gừng mỗi ngày cũng có thể giảm bớt sự khó chịu và đau nhức đầu hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm loại nguyên liệu này ở bất kì đâu, đồng thời nên dự trữ sẵn trong nhà của mình để có ngay khi cần đến nhé.

Bạc hà

Hương thơm từ bạc hà có thể đủ để giúp bạn cảm thấy tỉnh táo, bớt đau nhức đầu và thoải mái hơn. Bạc hà tươi còn là phương thuốc làm giảm chứng buồn nôn rất hiệu quả. Nếu đang bị đau đầu buồn nôn thì nên bổ sung thêm một chút rau sống kèm nhiều rau bạc hà nhé, như vậy sẽ tốt hơn cho tình trạng bệnh đó.

Uống nhiều nước

Nước nghe có vẻ vô cùng đơn giản nhưng lại chính là thứ không thể bỏ qua. Uống nước đầy đủ sẽ giúp bạn tránh được những cơn đau đỉnh đầu, hay đau đầu đi kèm với buồn nôn. Bổ sung nước đầy đủ không chỉ tốt cho bệnh đau đầu buồn nôn mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh và nhiều sức sống hơn. Vậy hãy đảm bảo ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể tràn đầy sức sống nhé.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau đầu mạn tính?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Châm cứu. Bác sĩ đưa một cây kim mỏng như sợi tóc vào một số điểm cụ thể trên da. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có thể giúp giảm tần suất và cường độ các cơn đau đầu kinh niên;

Phản hồi sinh học. Bạn có thể kiểm soát cơn đau đầu bằng cách hiểu rõ hơn về bệnh đau đầu và sau đó thay đổi một số phản ứng nhất định của cơ thể, chẳng hạn như căng cơ, nhịp tim và nhiệt độ da;

Mát-xa. Phương pháp này có thể làm giảm căng thẳng, giảm đau và giúp thư giãn. Mát-xa có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn bị cứng cơ sau đầu, cổ và vai;

Thảo dược, vitamin và khoáng chất. Một số bằng chứng cho thấy các loại thảo dược có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng. Một liều cao riboflavin (vitamin B-2) có thể làm giảm chứng đau nửa đầu;

Uống thuốc Coenzyme Q10 sẽ có ích cho bạn. Bổ sung magie có thể giúp làm giảm tần suất đau đầu ở một số người. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xem những phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn. Bạn không được sử dụng riboflavin (vitamin B-2), thảo dược dùng làm thuốc hoặc thảo mộc nếu đang mang thai;

Kích thích điện tại các dây thần kinh chẩm. Một điện cực nhỏ chạy bằng pin sẽ được cấy ghép ở gần các dây thần kinh chẩm ở dưới cổ. Các điện cực sẽ liên tục gửi các xung năng lượng đến các dây thần kinh để giảm đau.

{credit}
Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago