Theo Telegraph, nghiên cứu được giáo sư về nội tiết học Ashley Grossman thực hiện sau kết quả công bố của các nhà khoa học về mối liên hệ giữa sự nóng lên toàn cầu và bệnh tiểu đường. Nhiệt độ môi trường tăng 1 độ C có thể dẫn tới 100.000 ca tiểu đường ở Mỹ mỗi năm.
Ảnh minh họa: cache
Cơ thể con người chứa hai loại chất béo chính là trắng và nâu. Trong khi các chất béo màu trắng tích trữ calo thì chất béo màu nâu có thể đốt cháy calo dư thừa, sinh nhiệt để giữ ấm cơ thể. Nhiệt độ mát mẻ kích thích chất béo nâu, từ đó làm tăng cường sự trao đổi chất để giảm cân. Ngoài ra chất béo màu nâu còn giúp cơ thể tăng hấp thu glucose, giảm nồng độ đường trong máu.
Theo giáo sư Grossman, nhiệt độ cao cơ thể sẽ ít đốt cháy chất béo màu nâu để giữ ấm, dẫn đến sự nhạy cảm insulin và tăng cân. Bạn ngủ ngon trong căn phòng với cửa sổ có gió đêm nhẹ nhàng, duy trì nhiệt độ mát mẻ làm tăng hiệu quả phòng bệnh tiểu đường, béo phì.
Mỹ Lê
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…