Categories: Sức khoẻ

Mộng du vì stress

Những hiện tượng kỳ lạ như vẽ tranh, nấu ăn, tự tử, giết người trong lúc ngủ… thật khó tin nhưng nếu bạn bị stress trầm trọng, có thể bạn sẽ là nhân vật chính của những hành động đó khi mộng du.

Bệnh lý của giấc ngủ

Chị BíchVân (Long Biên – Hà Nội) vô cùng lo lắng khi ông chồng thường thức dậy ban đêm vào bếp tìm đồ ăn. Khi chị hỏi thì trả lời là “đói” rồi mang thức ăn vào phòng ngủ, lần khác chị lại thấy chồng đêm dậy bật tivi rồi ra hiên ngồi. Chị giục anh đến viện kiểm tra khi thấy hiện tượng này lặp lại nhiều lần mà ngày hôm sau anh không nhớ rõ.

Ảnh minh họa

Bác sĩ nói rằng anh đang bị chứng mộng du. Nó là một bệnh lý của giấc ngủ có nguồn gốc thần kinh. Thời gian gần đây công việc làm ăn không thuận lợi khiến chồng chị Vân hay uống rượu, tâm lý không ổn định, luôn căng thẳng, stress. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng như tỉnh như mơ của anh.

Người mộng du giống như đang thức, mở mắt, có khả năng làm theo mệnh lệnh hoặc trả lời câu hỏi có hoặc không. Họ rất khó chịu, thậm chí bực tức nếu bị hỏi quá nhiều, hoặc quá lâu.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 10-20% người lớn mắc chứng mộng du. Mới đây một số nghiên cứu phát hiện, mộng du có yếu tố di truyền trên một gene đặc biệt, 50% người bị mộng du có mang gene này, đây là gene có tham gia trong điều hoà hệ thống miễn dịch. Bệnh thường gặp ở bé trai từ 7-12 tuổi, và thường biến mất khi trẻ dậy thì. Khi trẻ đi lại trong đêm, đi tiểu ở những nơi không đúng quy định, mở cửa ra ngoài chơi trò chơi, trèo bờ tường, ăn uống vô thức và ngủ quên ở chỗ khác.

Làm gì với người bị mộng du?

Mộng du thường xuất hiện trong 2 giờ đầu sau khi ngủ. Người mộng du có bất thường trong việc điều hoà sóng ngắn (trên điện não đồ), gây ra liệt cơ tự nhiên trong khi ngủ. Vì vậy, người mộng du không hề hay biết mình đang làm gì. Bản thân hiện tượng mộng du không nguy hiểm, nhưng những hành vi vô thức có thể gây ra nguy hiểm.

Trên thế năm qua đã phát hiện ra những câu chuyện mộng du không tưởng như: Ông Robert Wood, một đầu bếp 55 tuổi, mắc chứng mộng du suốt 40 năm qua cứ 4-5 lần/tuần, ông thức dậy vào nửa đêm, đi đến nhà bếp và…nổi lửa nấu ăn. Ông nấu trong vô thức như vậy đã nhiều năm nay. Dù cho quá quen với căn bệnh của chồng, vợ ông cũng không thể không lo lắng khi thấy chồng mình nhắm mắt cầm dao và đun nấu.

Kenneth Parks, 23 tuổi, sống tại Toronto- Canada, mắc chứng mất ngủ do nợ nần chồng chất. Một đêm, Parks bị mộng du, đứng dậy khỏi giường, lái xe một quãng đường 23 km và tới nhà mẹ vợ. Trong cơn vô thức, Parks đánh mẹ vợ đến chết và tấn công luôn bố vợ. Rất may ông bố vợ đã sống sót. Khi bị cảnh sát bắt, Parks còn chả nhớ mình đã làm những gì. Căn cứ vào lời khai, tiền sử bệnh mộng du và các yếu tố khác, Parks thoát tội giết người.

Nếu người bị mộng du gây hại cho bản thân và người xung quanh thì cần gặp bác sĩ để tìm hướng điều trị với nguyên nhân phù hợp. Người nhà nên để họ ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Tuyệt đối không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động, để người bệnh ngủ đủ thời gian và có giờ giấc. Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Tuyết Mai

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago