Chế độ dinh dưỡng khi mang thai có thể có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi bé trưởng thành
1/ Bầu ăn nhiều, con béo phì
Không chỉ khiến mẹ bầu dễ bị tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch, ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, nhất là nhiều tinh bột, đường còn là nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ béo phì và mắc bệnh tim mạch khi lớn lên. Ngoài ra, nghiên cứu của Đại học Saint Louis (Mỹ) còn cho thấy việc dư thừa cân nặng còn có thể gây ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo. Theo đó, với mẹ bầu có cân nặng “vượt chuẩn” trong lần mang thai đầu, dù mang thai lần 2 có duy trì cân nặng ở mức vừa phải cũng vẫn có nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ.
2/ Giúp con hình thành thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ trong bụng mẹ
Nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Pediatrics cho thấy, thói quen ăn uống của mẹ trong thời gian mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển vị giác của trẻ khi lớn. Vài giờ sau khi thức ăn được mẹ tiêu hóa, nước ối bao quanh thai nhi cũng sẽ mang theo hương vị của món ăn. Nhờ vậy, bé có thể cảm nhận và làm quen với hương vị của các loại thực phẩm. Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có mẹ uống nước ép cà rốt trong thời gian mang thai và trong lúc cho con bú sẽ dễ chấp nhận món cà rốt hơn. Vì vậy, nếu muốn con không kén ăn, thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mẹ cũng nên đa dạng các món.
3/ Thiếu omega-3, nguy cơ hen suyễn cao hơn
Bổ sung a-xít béo omega-3 trong thời gian mang thai có ảnh hưởng đến sự phát triển các tế bào não và thị giác của thai nhi. Điều này hẳn mẹ nào cũng “thuộc nằm lòng”. Tuy nhiên, mẹ có biết omega-3 còn giúp bảo vệ bé cưng khỏi một số bệnh về hô hấp?
Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, một chế độ dinh dưỡng tăng cường omega-3 sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như bảo vệ bé cưng khỏi bệnh hen suyễn khi trưởng thành.
4/ Nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng do thiếu vitamin D
Đa xơ cứng là chứng rối loạn chức năng não bộ và tủy sống, làm ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Trẻ bị đa xơ cứng sẽ có những biểu hiện như run rẩy, không kiểm soát được cử động tay chân, hoặc thậm chí có thể bị liệt. Bệnh có thể đi kèm với tình trạng suy giảm trí nhớ, giảm khả năng phán đoán. Hiện tại, bác sĩ chỉ có thể sử dụng thuốc để giảm thiểu triệu chứng và duy trì chức năng cơ thể chứ chưa có thuốc trị đặc hiệu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bổ sung vitamin D đầy đủ trong thai kỳ có thể giúp hạn chế nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng khi trưởng thành.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng việc thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ cũng gây ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và sự phát triển xương từ lúc mới sinh cho đến khi trưởng thành.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…