Một nghiên cứu mới đây cho thấy: Lượng khí thải CO2 đã ở mức báo động và con số này tương đương với mức cách đây 66 triệu năm, thời mà rất nhiều loại khủng long bị xóa sổ khỏi mặt đất.
Hàm lượng CO2 trong khí quyển vẫn âm ỉ tăng, mặc dù tốc độ có chậm hơn trong vài năm gần đây. Các nhà nghiên cứu đã xem xét các bằng chứng liên quan đến địa chất để so sánh mức độ CO2 hiện nay tương đương với thời gian nào trong quá khứ.
Họ đã thu thập các trầm tích từ bờ biển New Jersey để đánh giá lại 2 đồng vị Carbon-13 và Oxygen-18. Đây là hai đồng vị giúp cung cấp thông số nồng độ carbon trong khí quyển và nhiệt độ toàn cầu tương ứng.
Nhà khoa học Richard Zeebe dẫn đầu đội nghiên cứu thuộc trường Đại Học Hawai ở Manoa đã phát hiện ra rằng: Sự gia tăng nồng độ CO2 và hiện tượng nóng lên của trái đất đã xảy ra nhiều hoặc ít hơn so với thời Cực đại nhiệt Cổ – Thủy Tân ( Palaeocene-Eocene Thermal Maximum – PETM) cách đây khoảng 56 triệu năm trước, cũng là thời kỳ các siêu lục địa bắt đầu chia tách.
Đây là một phát hiện quan trọng bởi các nhà khoa học cho rằng: “Biến đổi khí hậu toàn cầu chúng ta đang phải đối mặt ngày nay cũng đã từng diễn ra tương tự trong PETM“.
Thực tế, lượng CO2 và sự nóng lên của toàn cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dẫn đến sự gia tăng tuy chậm nhưng ổn định vào thời bấy giờ. Nếu hàm lượng CO2 đã tăng đột biến, khí hậu toàn cầu có thể bị “sốc” và khó bắt kịp sự thay đổi đột ngột đó. May thay, nồng độ CO2 tăng chậm đã hạn chế phần nào khả năng phun trào khí metan từ trong dưới đáy đại dương.
Zeebe và các cộng sự của ông đã tiến hành tính toán tỷ lệ gia tăng hàm lượng CO2 hàng năm trong suốt thời kỳ PETM. Kết quả thực sự gây lo ngại khi con số đó chỉ dao động từ 0,6 đến 1,1 tỷ tấn/năm, trong khi hiện nay con người bơm thải vào bầu khí quyển 10 tỷ tấn/năm và dự kiến tỷ lệ này ngày càng tăng cao hơn nữa.
Thực sự là một tin tồi tệ đối với loài người!
Trở lại với vấn đề khủng long bị tuyệt chủng, Zeebe cho biết: “Thật khó để biết chính xách lượng CO2 trong thời gian đó là bao nhiêu (khoảng 10 triệu năm trước PETM). Cũng có thể giả thuyết rằng một tiểu hành tinh rộng 9.6km khi đâm vào trái đất đã sản sinh ra lượng CO2 tương đương ngày hôm nay, nhưng chúng tôi cũng không thể chắc chắn”.
Vì vậy trong thực tế, chúng ta đang xem xét khả năng nồng độ CO2 ngày nay còn cao hơn cả thời điểm khủng long sinh sống, cũng có thể là sớm hơn cả thời điểm đó.
Các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng: Lượng khí thải CO2 đang ở mức cao chưa từng có trong suốt 66 triệu năm nay. Tình trạng bầu khí quyển bị “đầu độc” bởi CO2 sẽ là thách thức lớn để dự đoán chính xác được xu hướng khí hậu trong tương lai.
Ngoài ra, số lượng loài tuyệt chủng có thể còn lớn hơn so với thời PETM vì lí do hệ sinh thái bị xáo trộn.
“Đây cũng có thể là hậu quả trái đất phải gánh chịu khi biến đổi khí hậụ và nhiệt độ toàn cầu tăng lên”, nhóm nghiên cứu của Zeebe công bố trên tạp chí Nature Geoscience.
Theo Trí thức trẻ/CafeBiz
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…