Categories: Y học Thể thao

Lời khuyên cho người mới chạy bộ

Giờ đây, bạn đã hình thành thói quen chạy bộ và thấy yêu thích môn thể thao này. Chạy bộ tưởng chừng đơn giản (chỉ cần ra khỏi nhà, và chạy, thế thôi), nhưng bạn vẫn còn nhiều băn khoăn. Liệu một người mới tập cần lưu ý những gì khi bắt đầu chạy bộ?

Dưới đây là vài lời khuyên dành cho người mới:
Lời khuyên cho người mới chạy bô

1. Chọn mua một đôi giày chạy tốt và phù hợp

Đầu tư cho một đôi giày tốt luôn hợp lý và “đáng đồng tiền bát gạo”. Đừng tiếc tiền, vì bạn có thể dùng đôi giày trong 1 năm hoặc hơn. Cũng đừng chọn giày dựa trên kiểu dáng hay màu sắc sẵn có ở cửa hàng, bởi giày chạy bộ không phải giày thời trang. Chọn đôi giày chạy phù hợp nhất với bạn. Hãy hỏi nhân viên bán hàng để được sự tư vấn tốt nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn mua giày chạy bộ

2. Chậm lại

Chạy chậm hơn khả năng thực của bạn một chút. Nếu bạn chưa hiểu rõ thế nào là “chậm”, bạn hãy chạy ở tốc độ mà mình có thể chuyện trò tương đối thoải mái. Duy trì tốc độ này trong khoảng 3 tháng trước khi bạn cố sức chạy nhanh hơn. Quan tâm đến thời gian tập chạy hoặc quãng đường đạt được, hơn là tốc độ chạy

3. Đi bộ nếu cần

Chẳng có gì xấu khi đi bộ nếu bạn quá mệt. Sau khi đi bộ một lúc, bạn lại có thể tiếp tục chạy. Hoặc bạn có thể phối hợp từng lúc đi bộ trong buổi tập chạy của mình

4. Tìm bạn chạy bộ

Những người bạn chạy bộ sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều. Họ có nhiều lời khuyên cho bạn về kế hoạch tập luyện, chế độ dinh dưỡng, cách tránh chấn thương. Họ là động lực để bạn tập luyện chăm chỉ hơn. Hãy biến buổi chạy bộ thành một hoạt động xã hội vui vẻ và thú vị.

5. Chạy tối thiểu 3 buổi 1 tuần

Chạy 3-4 buổi 1 tuần cho phép bạn có thời gian nghỉ ngơi giữa những ngày chạy bộ, trong khi vẫn duy trì được khối lượng tập luyện. Đừng bỏ buổi chạy nếu bạn đã lên kế hoạch chạy. Hãy ra khỏi nhà và làm điều bạn đã định làm. Sau khi hoàn thành buổi chạy, bạn sẽ cám ơn bản thân vì quyết định đó.

6. Nghỉ ngơi hợp lý

Ngày nghỉ là một phần của chương trình tập luyện. Đừng tham lam tập chạy tất cả mọi ngày trong tuần và bắt cơ thể phải làm việc quá sức. Bạn còn rất nhiều thời gian để tập chạy, phải không?

7. Uống đủ nước

Tăng lượng nước uống trong ngày. Tập hình thành thói quen uống nhiều nước, dù bạn có khát hay không.

8. Tuân theo quy luật 10%

Luật 10% phát biểu như sau: “Mỗi tuần chỉ tăng cường độ tập luyện (thời gian, quãng đường) không quá 10% so với tuần trước đó”. Điều này giúp bạn tránh được 3 lỗi lầm cơ bản của người mới chạy: quá nhiều, quá sớm, quá nhanh. Tăng dần khối lượng bài tập giúp bạn giảm tối đa nguy cơ bị chấn thương. Chạy bộ là một thể thao để tập luyện lâu dài, chứ không phải chỉ vài tuần hay vài tháng.
Chúc các bạn thành công!

Theo chay365
adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago