Categories: Sức khoẻ

Loay hoay tìm giải pháp chống “thực phẩm bẩn”

Tình trạng sử dụng cám tăng trọng trong chăn nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng các loại rau xanh, hóa chất cấm dùng trong chế biến nông thủy sản, các loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối… là vấn đề nhức nhối mà người tiêu dùng đang phải đối mặt hàng ngày.

Phần lớn thực phẩm bán ở chợ không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.Ảnh: M.Châu

Trước thực trạng này, trong hai ngày (21 và 22-9), tại TP.HCM, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức Diễn đàn chính sách an toàn thực phẩm (ATTP) ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp.

Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150-200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.000-7.000 người là nạn nhân. Năm 2015, toàn quốc ghi nhận 179 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.552 người mắc, 23 trường hợp tử vong. Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn quốc có 68 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.080 người mắc.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) khẳng định: “Mỗi năm chỉ vài ngàn người bị ngộ độc là con số không chính xác vì chúng ta chưa có hệ thống giám sát ngộ độc. Chúng ta có hơn 90 triệu dân, mỗi năm vài ngàn người ngộ độc thực phẩm, còn số lượng mắc bệnh về đường tiêu hóa ước tính có thể lên 1 triệu người”.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã đưa ra bằng chứng về thực phẩm không an toàn. Trong gần 7.600 mẫu rau được kiểm nghiệm thì có hơn 390 mẫu có hóa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng (chiếm 5,17%); kiểm nghiệm 5.450 mẫu thịt phát hiện 104 mẫu có chất cấm, kháng sinh (chiếm 1,94%); kiểm nghiệm 5.433 mẫu thịt có 834 mẫu có salmonella (chiếm 15,4%); kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi ở hơn 1.100 cơ sở thì phát hiện 24 cơ sở vi phạm (chiếm 2,2%)…

Theo TS. Nguyễn Thanh Phong, thực trạng ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm ở các khu công nghiệp, bếp ăn tập thể mặc dù đã được kiểm soát nhưng nguy cơ vẫn còn rất cao. Tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật trên nông sản là nguyên liệu chế biến thực phẩm còn chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó là tình hình buôn lậu thực phẩm qua biên giới còn diễn biến phức tạp; Điều kiện vệ sinh tại các cơ sở chế biến thực phẩm, nhất là cơ sở nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ, sản xuất thực phẩm truyền thống không bảo đảm…

GS.TS Phạm Duy Tường, Bộ môn ATTP, ĐH Y Hà Nội cũng nhận định: “Rau quả, thịt, cá và sản phẩm thực phẩm tươi sống bán ở chợ phần lớn chưa có nhãn mác, dấu hiệu nhận diện nguồn gốc xuất xứ…”.

Ngoài ra, GS.TS Phạm Duy Tường cho rằng, hội nhập toàn cầu, cơ chế thị trường vì lợi nhuận đã có nhiều yếu tố vi phạm ATTP, vấn đề kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, nhập lậu khó khăn và phức tạp, thách thức nhiều về kỹ thuật và hệ thống kiểm soát…

Từ những thực trạng trên, GS.TS Phạm Duy Tường khẳng định: “Nếu không có cơ chế, hệ thống kiểm soát ATTP đủ mạnh thì tình trạng mất vệ sinh ATTP sẽ không chuyển biến được”.

Nhiều đại biểu khác cũng cho rằng, biện pháp cấp bách nhất là nâng cao hệ thống kiểm soát ATTP: “Phải củng cố tổ chức, tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý về ATTP và hệ thống kiểm nghiệm ATTP. Đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành ATTP, xử lý nghiêm và công khai các trường hợp vi phạm…”, PGS.TS Trần Quang Trung, nguyên Cục trưởng Cục ATTP – Bộ Y tế đề xuất.

Minh Châu

Nguồn: Giáo dục Online

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago