Categories: Tin tức

Làm gì để hồi phục tâm lý sau hỏa hoạn?

Để vượt qua cú sốc tinh thần sau hỏa hoạn, bạn phải chấp nhận cảm xúc tiêu cực và hiểu rằng mọi quá trình hồi phục cần thời gian.

Hỏa hoạn là trải nghiệm khủng khiếp đối với tất cả ai liên quan. Bên cạnh vết thương thể chất, nó còn dẫn tới nỗi đau tinh thần, làm xáo trộn suy nghĩ và cảm xúc. Con người trở nên sợ hãi, sốc, hoài nghi, đau buồn, giận dữ và cảm giác tội lỗi. Các vấn đề về trí nhớ, lo âu và/hoặc trầm cảm cũng có thể xảy ra. Bởi vậy, chăm sóc và hồi phục tâm lý là vô cùng cần thiết.

Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA), sau hỏa hoạn, con người thường trải qua các giai đoạn từ sốc, giận dữ đến tuyệt vọng, chán nản. Bạn phải đối mặt với sự kiệt quệ về thể chất và tinh thần, khó tập trung, dễ cáu giận cãi vã, thay đổi khẩu vị và giấc ngủ. Tuy vậy, cuối cùng, chúng ta đạt tới giai đoạn chấp nhận và vượt lên nỗi hoài nghi, cay đắng, buồn bã để bước tiếp. Suy nghĩ tích cực bắt đầu xuất hiện trở lại khi cảm xúc được điều chỉnh hướng tới tương lai. 

Ảnh minh họa: greatwesternrestoration.com.

Để vượt qua khủng hoảng tâm lý, điều quan trọng là chấp nhận phản ứng tiêu cực của bản thân. Hãy cố gắng duy trì các thói quen vốn có và kiên nhẫn, hiểu rằng mọi quá trình hồi phục đều cần thời gian. Bạn nên thử làm những điều như APA khuyến cáo:

– Chăm chỉ tập thể dục, thiền và hít thở sâu nhằm giảm stress.

– Hạn chế tiếp xúc với cảnh tượng, âm thanh gợi nhớ hỏa hoạn, đặc biệt là từ tivi, radio hoặc báo chí.

– Cho phép bản thân khóc và giải tỏa cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh.

– Cho phép bản thân được vui vẻ, hạnh phúc.

– Đưa ra vài quyết định nhỏ nhằm lấy lại sự kiểm soát trong cuộc sống. Nếu cần thiết và có thể, đưa ra quyết định lớn như chuyển đổi công việc.

– Hạn chế nghĩ về những điều bạn “đáng lẽ ra phải làm”.

– Không cô lập bản thân quá nhiều.

– Dành thời gian nói chuyện với bạn bè, gia đình và những người lành mạnh.

– Tập trung vào những gì giúp bạn thấy nhẹ nhõm.

– Tránh xa các chất làm thay đổi tâm trạng như rượu cùng các loại thuốc.

– Nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì chu kỳ thức – ngủ vốn có.

– Ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Đối với trẻ em và thiếu niên, trải nghiệm hỏa hoạn dễ dẫn đến rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ và ác mộng. Khả năng đối phó với cú sốc của một đứa trẻ chịu ảnh hưởng lớn từ bố mẹ và người chăm sóc nên phụ huynh cần cố gắng trở thành hình mẫu tốt cho con em. Bạn chính là nơi trẻ tìm thấy sự an toàn. Vì vậy, hãy cởi mở chia sẻ suy nghĩ, nỗi lo và ý tưởng với trẻ. Hãy động viên các con quay lại cuộc sống trước đây, bao gồm cả việc giải trí và tuyệt đối đừng bao giờ coi trẻ nhỏ như phương tiện trút căng thẳng, sợ hãi.

Hầu hết cảm xúc tiêu cực sẽ dần tiêu tan sau vài ngày. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu như bùng nổ về cảm xúc (giận dữ, khóc lóc), khó ăn khó ngủ, mất hứng thú, xuất hiện các triệu chứng cơ thể (đau đầu, đau dạ dày, mệt mỏi), cảm giác tội lỗi và tuyệt vọng, lảng tránh gia đình bạn bè, lạm dụng rượu và các chất khác kéo dài từ 2 tuần trở lên, bạn nên đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.

Minh Nguyên

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago