Categories: Sức khoẻ

Hỏng tai vì thuốc chữa viêm tai

Lời cảnh báo dành cho thói quen dùng thuốc vô tội vạ, vô hình chung đã làm hại thính giác của chính mình.

Thuốc kháng sinh không phải là cứu cánh

Bé Khoa nhà chị Nguyễn Thu Liễu (Cầu Giấy – Hà Nội) bị nước tắm chảy vào trong tai. Thời gian đầu chị thấy tai bé có nước vàng nên mua thuốc kháng sinh bôi, không những không khỏi mà lại chảy nước nhiều hơn. Con kêu khóc cả đêm không ngủ chị mới cho bé đi khám. Bác sĩ cho biết bé bị viêm tai giữa cấp do dùng thuốc không hợp với giai đoạn bị viêm.

Ảnh minh họa

Bác sĩ giải thích, khi tai chảy mủ, không được dùng các dạng thuốc viên nghiền ra để thổi vào trong tai, vì các loại thuốc này chứa tá dược không tan trong nước, gây bít tắc đường dẫn ra của dịch. Dịch sẽ đọng lạiởtai giữa và gây biến chứng ngược vào trong như viêm xương chũm, viêm màng não, viêm mê nhĩ.

Thực tế, rất nhiều người còn giữ quan niệm cứ viêm tai giữa là dùng kháng sinh hoặc nhỏ tai. Tuy nhiên, không phải kháng sinh nào cũng có thể dùng để nhỏ tai. Nếu người bệnh sử dụng không đúng cách thì có thể gây ngộ độc tai trong, dẫn tới điếc nặng. Tùy từng giai đoạn mà người bệnh lại có một loại thuốc riêng để điều trị.

Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm tai giữa cấp, khi màng nhĩ chưa thủng, thuốc kháng sinh thích hợp nhất là Polydexa, Otipax. Khi tai đã có mủ, cần dùng thêm các dung dịch kháng sinh, corticoid tại chỗ. Đối với bệnh nhân có chảy mủ tai, tức màng nhĩ đã thủng, các bác sĩ thường chỉ định nhỏ dung dịch kháng sinh không có hại cho tai như Effexin, Chloraphenicol…

Với trẻ em, đặc biệt là dướihai tuổi, việc sử dụng thuốc nhỏ tai không đúng chỉ định sẽ để lại hậu quả nặng nề là nhiễm độc tai trong, gây điếc không hồi phục.

Nhiều trường hợp trẻnghe kém, nhất làkhi chưa biết nói, có thể dẫn đến các chức rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, nói không rõ từ, thậm chí câm điếc bẩm sinh trở thành người tàn tật suốt đời.

Vô tình giết chết đôi tai

Khi bạn dùng các loại thuốc có hại cho tai ở nồng độ cao mà dây thần kinh tai không chịu đựng nổi, bộ phận của dây thần kinh này bị “ốm yếu”. Ban đầu số lông chuyển hoạt động kém, sau dần bị tiêu diệt. Số lượng lông chuyển bị tác hại tăng theo nồng độ cao của thuốc độc hại.

Ngoài thuốc điều trị viêm tai làm hỏng tai, còn có những kẻ “ngoại đạo” khác chữa bệnh nọ ra tật kia như:

– Thuốc điều trị lao có chứa hoạt chất streptomycine cũng gây tổn thương cho bộ phận tiền đình, chóng mặt, mất cân bằng, khó di chuyển trong chỗ tối. Nếu bệnh nhân sử dụng khoảng 7-10 ngày, thính giác sẽ suy giảm. Nếu tiếp tục dùng thuốc sẽ dẫn tới điếc nặng, điếc vĩnh viễn không phục hồi được.

– Loại thuốc trị sốt rét Quinine nếu dùng quá liều hoặc trong thời gian dài sẽ có dấu hiệu ù tai. Thậm chí, bệnh nhân có thể bị điếc, giảm thị lực, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau vùng thượng vị, nôn mửa, phát ban đỏ ở da, sốt, lú lẫn và co giật.

– Thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm Aspirin được sử dụng khá phổ biến, nhưng mọi người không ngờ khi dùng với liều cao có thể gây ù tai, giảm thính lực.

Khi bạn dùng bất kỳ thuốc nào mà có các triệu chứng ù tai, chóng mặt, nghe kém thì phải bỏ thuốc, đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu bệnh phát hiện sớm mới mong phục hồi thính lực.

Nguyễn Nam

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago