Bạn thường phải khổ sở vì hay bị đau bụng, đợt thì tiêu chảy, lúc thì táo bón, cứ uống thuốc tây mãi không phải là giải pháp an toàn. Chi bằng dùng những bài thuốc dân gian, và chú ý chế độ ăn uống điều độ.
Theo Đông y, lô hội hay còn gọi là nha đam có tính mát, vị đắng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, lô hội có nhiều tác dụng hiệu quả đối với những bệnh nhân viêm đại tràng bởi tính kháng khuẩn cao, nhuận tràng, làm lành vết thương, thanh nhiệt, kích thích chức năng thải độc tố ra khỏi cơ thể…
Chữa viêm đại tràng mãn tính: Lấy 5 lá tươi của cây lô hội, tước bỏ vỏ ngoài, xay nhỏ cùng 500ml mật ong. Ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 30ml.
Chữa táo bón: Lấy 1 lá lô hội tươi to hoặc 20g lá, xay nhỏ với 500ml nước, uống 2 – 3 lần trong ngày.
Tiêu hóa kém: Dùng 20g Lô Hội, 12g Bạch truật, 4g Cam thảo. Sắc uống ngày một thang, uống từ 2 đến 3 lần trong ngày.
Mè đen là loại hạt giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe và còn có tác dụng trị bệnh mà ít ai biết tới.
Bạn có thể rang mè đen đến khi có mùi thơm, cất vào lọ kín để nơi thoáng mát dùng dần. Mỗi lần lấy 1 thìa mè đen trộn với ¼ thìa mật ong nguyên chất, trộn đều sau đó ăn hỗn hợp này, chú ý hãy nhai thật kỹ. Ngày ăn khoảng 2 lần, kiên trì thực hiện trong ít nhất khoảng 1 tháng.
Loại nước uống giải nhiệt mùa hè này được nhiều người yêu thích với vị thanh mát, giải nhiệt. Không chỉ vậy, nó còn có thể điều trị viêm đại tràng.
Cách làm: 200g lá vối tươi, sau khi rửa sạch hãy vò nát và đổ nước sôi vào hãm. Uống nước lá vối tươi thay nước lọc, chúng hoàn toàn lành tính, an toàn do đó mọi người có thể an tâm sử dụng trong thời gian lâu dài. Kiên trì áp dụng bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh viêm đại tràng được giảm thiểu.
Bệnh có thể cải thiện khi kiên trì uống nước vối (Ảnh: internet)
Theo y học cổ truyền, giềng có vị cay, tính ấm. Có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn trị tả, làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ. Để chữa viêm đại tràng với củ giềng, chúng ta có thể làm theo những bài thuốc sau:
Giềng tươi 20g, búp ổi 20g, vỏ quả chuối xanh 30g. Cho các vị vào ấm đổ 2 bát nước, nấu sôi 10 phút, chắt ra uống dần. Bài thuốc này sẽ giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy, làm ôn ấm tỳ vị.
Giềng tươi rửa sạch thái lát 20g, lá lốt 20g. Cho hai thứ vào ấm chuyên, hãm nước sôi. Sau 20 phút rót nước thuốc uống dần.
Riềng có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn trị tả, làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ (Ảnh: internet)
Lá ổi là một vị thuốc rất tốt để điều trị tiêu chảy, giảm đau bụng do ruột co thắt. Người bệnh viêm đại tràng sẽ thường bị tiêu chảy, có thể dùng lá ổi để khắc phục các vấn đề này.
Cách làm: Hái phần búp lá ổi, có thể lấy cả lá non hoặc già, chuẩn bị khoảng 50g cho vào nồi đổ thêm 2 bát nước sắc lấy nước uống, đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 15-20 phút là được. Uống mỗi lần 1 chén nhỏ, uống hết trong ngày.
Tú Linh tổng hợp
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…