Chỉ cần làm thí nghiệm nhỏ với quả táo, lê, nho,… hàng Trung Quốc mua ngoài chợ về để cả tháng trông vẫn tươi ngon. Chuyên gia cảnh báo độc hại – cục vẫn bảo… an toàn, vậy người tiêu dùng biết phải làm sao?
Hoa quả Trung Quốc “đội lốt” Úc, Mỹ
Thông tin hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc được ngâm và tẩm hóa chất độc hại không phải mới khiến người tiêu dùng Việt Nam luôn e ngại, nói “không” với các loại hoa quả như lê, táo nho,… bán tràn lan ngoài đường phố. Điều này cho thấy người tiêu dùng đang ngày càng cảnh giác hơn trước những loại hoa quả Trung Quốc.
Chính vì vậy, những người bán quả học các tuyến phố cũng lâm vào cảnh kinh doanh ế ẩm hơn khi 2-3 năm nay người tiêu dùng “tẩy chay” hoa quả Trung Quốc vì cho rằng loại hoa quả này đều được ngâm, tẩm hóa chất bảo vệ rất độc hại.
Theo một người bán hàng có kinh nghiệm, công việc buôn bán hoa quả ngày càng khó và lợi nhuận thu về chẳng được bao nhiêu. Nếu cứ tham rẻ nhập hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc lại càng khó bán. Còn hoa quả nhập khẩu từ nước Mỹ, Úc về đến Việt Nam, chẳng hạn như một kilôgam nho bán ra chỉ 60-80 nghìn đồng thì làm sao có lãi, còn bán đắt thì không ai người ta mua. Còn mua được hoa quả ngon mà giá rẻ thì chỉ có hàng Trung Quốc mà thôi.
Dân sợ hoa quả Trung Quốc và có xu hướng chuộng hoa quả nhập khẩu từ Úc, Mỹ. Nhưng người tiêu dùng không tinh mắt, tham hàng giá rẻ thì rất dễ bị người bán hàng lừa vì theo một số đầu mối nhập khẩu, hoa quả như táo, lê,… đang bán với giá rẻ trên thị trường không phải hàng Mỹ, Canada mà chính là nhập từ Trung Quốc.
Hoa quả Trung Quốc ngâm hóa chất có thực sự độc hại?
Trước thông tin hoa quả Trung Quốc để hàng tháng trời không hỏng khiến cho người tiêu dùng lo lắng. Do đó, Cục Bảo vệ thực vật và các chuyên gia y tế đã vào cuộc, nhưng rốt cuộc hoa quả Trung Quốc ngậm hóa chất có độc hại hay không thì vẫn là dấu hỏi lớn?
Theo ông Nguyễn Thơ – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật, hoa quả Trung Quốc thường được sử dụng các hóa chất cho thời gian bảo quản rất lâu, lên tới hàng tháng trời, như vậy chắc chắn có độc hại. Nhưng độc hại đến đâu, có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như thế nào, cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu và đưa ra kết quả.
Ông Lê Sơn Hà – Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật – Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết: Sở dĩ nhiều loại hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam để được hàng tháng trời là do hiện nay được sử dụng loại sáp để “bao” bên ngoài chống lại sự thoát hơi nước để giữ hoa quả tươi lâu hơn, đồng thời ngăn cản sự xâm nhập của nấm mốc và các loại vi sinh vật gây thối, hỏng. Thực ra, tùy loại quả, do đặc điểm sinh học thì để được lâu hơn. Lê, táo, cam, quýt được dùng sáp sinh học (ăn được) để phủ bên ngoài. Loại sáp này an toàn, có tác dụng giảm hô hấp để quả ít thoát hơi nước, giảm vi sinh vật, ngăn nấm gây hại xâm nhập, chống mốc lâu hơn.
Hơn nữa, Cục BVTV cũng đã có đề tài lấy mẫu tất cả các loại quả có trên thị trường để quét xem có hóa chất bảo quản nào không thì vẫn chưa phát hiện ra hóa chất nào vượt ngưỡng cho phép vi phạm quy định của Việt Nam.
Còn theo TS Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho rằng: Đã là hóa chất BVTV là độc hại, dù trong danh mục cho phép hay không cho phép. Loại nào cũng độc, dù loại được phép sử dụng cũng đều độc cả, chỉ có thể là đỡ độc hơn nếu dùng đúng liều lượng, đúng đối tượng, đúng quy trình, đúng thời gian cách ly. Nhiều hóa chất gây ung thư, gây kích ứng đường tiêu hóa nhiều lần thì gây ung thư. Một số hóa chất hiện nay được phép dùng vẫn gây ung thư, ví dụ như hóa chất để diệt nấm mốc, sâu bệnh của cây, nếu dùng để tẩm ướp hoa quả (để diệt nấm mốc chống lên men) sẽ gây ung thư. Tôi khẳng định: Đã là hóa chất là độc.
Cách phân biệt một số loại hoa quả Trung Quốc “đội lốt” hàng nhập khẩu
Lê:
– Quả lê nhập từ Hàn Quốc có màu sắc, kích thước, hình dáng trái khác biệt. Lê Hàn Quốc nếu để lâu ngoài trời thì vỏ nhăn, khô nước dần và dễ héo rũ.
– Lê Trung Quốc thì để được lâu, vỏ mọng nước và không có mùi thơm đặc trưng. Khí hậu Trung Quốc phù hợp trồng lê nên chợ đầu mối nhập về điều đặn, quanh năm loại lê vàng và thậm chí có thêm loại “nhái” lê Hàn Quốc. Lê Trung Quốc thường có màu vàng tươi bắt mắt, quả to và căng bóng dưới nắng.
Táo:
Táo Trung Quốc và táo Mỹ chỉ cần quan sát màu sắc rất dễ phân biệt. Táo Mỹ có màu sẫm, đậm màu đỏ huyết, còn táo Trung Quốc màu nhạt, trắng lợt, ửng hồng nhưng không đều màu. Đặc biệt, táo Trung có thể để ở nhiệt độ thường 2-3 tháng trong khi táo Mỹ chỉ 2 ngày đã xuống màu, héo. Mùa táo Mỹ từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau, còn táo Trung Quốc có quanh năm.
Nho:
– Nho Mỹ thường được bảo quản kỹ trong bao, cân sẵn và trên bao ghi rõ cỡ trái, xuất xứ, cân nặng. Chỉ có nho Tàu mới đổ thành đống bán theo nhu cầu.
– Về hình thức, nho Mỹ vỏ sậm, đều màu, chủ yếu là màu tím đen, dáng thuông dài và cuống bám chắc. Hương vị ngọt và giòn. Trong khi đó nho Trung Quốc nhìn rất bủng beo, màu nhạt thậm chí chuyển sang đỏ, trái to tròn, dễ đứt cuống, vị ngọt hơi chua và mềm.
Video: 10 loại thực phẩm thường gặp nhưng rất độc
Tú Minh (t/h)
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…