Nước rửa bát là thứ không thể thiếu trong mọi gia đình. Ngày nào, dù nhiều hay ít, chúng ta cũng đều phải dùng nước rửa bát. Tuy nhiên, rửa bát không đúng cách lại là sai lầm có thể gây bệnh cho chính mình và người thân.
1. Nước rửa bát nào cũng giống nhau?
Đây là sai lầm rất lớn khi sử dụng nước rửa bát. Nhiều người cứ ra chợ, hỏi mua nước rửa bát rồi chọn loại không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi cho rẻ tiền. Nhưng thật sự, trong trường hợp này, của rẻ rất có thể là của “rất ôi”.
Trong quá trình rửa bát, nước rửa bát có tác động trực tiếp đến da và có thể theo con đường đó ảnh hưởng đến cơ thể người. Nước rửa bát thông thường có hai loại: Nước làm từ chất hóa học và nước rửa bát làm từ chất hữu cơ.
Nước rửa bát hóa chất không rõ nguồn gốc có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Nước rửa bát làm từ chất hóa học thường không rõ nguồn gốc, có quy trình chế biến đơn giản gồm: Chất kiềm mạnh, chất tạo đặc, tạo mùi và phẩm màu là xong. Chính vì thế, nếu nước rửa bát còn đọng lại trên bát đĩa sau khi rửa thì rất có thể hóa chất sẽ vào trong cơ thể người gây bệnh dạ dày, suy giảm chức năng tiêu hóa. Hóa chất tạo mùi có thể gây bệnh hô hấp. Khi tiếp xúc trực tiếp với da, hóa chất gây viêm da, nặng hơn là ung thư da.
Còn với nước rửa bát hữu cơ sẽ an toàn hơn, bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng.
Chính vì thế, khi đi mua nước rửa bát, hãy chọn sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng, có chứng nhận của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình bạn.
2. Đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa sẽ sạch hơn?
Nước rửa bát càng đậm đặc thì bát đĩa càng sạch. Điều này đúng vì nước rửa bát đặc có hiệu quả tẩy rửa cao. Tuy nhiên, việc đổ nước rửa bát lên bát đĩa lại khác. Nếu bạn đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa thì tỷ lệ nước rửa bát đọng lại trên đồ cần rửa sẽ cao hơn, hóa chất sẽ có cơ hội đi vào cơ thể bạn.
Hãy luôn pha nước rửa bát với nước.
Chính vì thế, dù ít dù nhiều, các bạn cũng cần hòa tan, hãy nhớ là hòa thật tan nước rửa bát với nước rồi hãy dùng dung dịch này để rửa. Ngoài ra, nước rửa bát có khả năng làm sạch rất cao nên chỉ cần lượng nhỏ là đủ.
3. Ngâm bát đĩa trong nước rửa bát sẽ vừa sạch vừa nhanh?
Thực tế, việc ngâm bát đĩa trong nước rửa bát lâu sẽ chỉ tạo cơ hội cho hóa chất ngấm sâu vào đồ dùng của chúng ta chứ thực ra cũng không khiến bát đĩa sạch hơn. Đặc biệt, với đồ gỗ, đồ tre,.. thì hóa chất ngấm rất dễ và gần như không thể sạch được.
Ngâm bát đĩa trong nước rửa bát sẽ chỉ khiến hóa chất dễ đi vào cơ thể.
4. Nước rửa bát đã đủ sạch nên không cần tráng nước sạch nữa?
Rất nhiều người rửa bát thường chỉ tráng bát đĩa qua một lượt nước, sau khi dùng tay thấy bát đĩa không còn cảm giác trơn trượt thì tin rằng đó là lúc đồ đã sạch. Nhưng thực tế, việc dùng tay cảm nhận không hề chính xác. Các bạn nên tráng qua 2, 3 lần nước thì mới có thể yên tâm tẩy hết hóa chất từ nước rửa bát.
Hãy tráng bát đĩa nhiều lần với nước sạch để trôi hết hóa chất.
5. Xà phòng và nước rửa bát đều là chất tẩy rửa nên có thể thay thế?
Điều này là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. Thực tế, độc tính trong xà phòng cao hơn rất nhiều so với nước rửa bát và nguy cơ gây ung thư khi nhiễm vào cơ thể người cũng cao hơn hẳn. Nếu hóa chất từ xà phòng bám trên bát đĩa thì bạn có thể bị viêm gan, viêm dạ dày, ung thư, giảm đề kháng,..
Nước rửa bát là nước rửa bát. Xà phòng là xà phòng. Đừng bao giờ thay thế.
Không được dùng xà phòng để rửa bát.
6. Miếng rửa chén tiếp xúc nhiều với hóa chất nên “sạch”?
Thực tế, miếng rửa chén là ổ vi khuẩn trong nhà. Theo các chuyên gia, miếng rửa chén là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn vì luôn ẩm ướt, có nhiều thức ăn thừa, thức ăn bẩn dính vào. Một số bà nội trợ còn dùng miếng rửa chén để lau bàn bếp, gây tác hại lớn hơn rất nhiều.
Hãy nhớ, miếng rửa bát đĩa chỉ để rửa bát đĩa thôi. Trước khi dùng miếng rửa, hãy rửa qua một lần bằng nước để cuốn trôi hết thức ăn thừa trên bát đĩa. Ngoài ra, sau khi rửa bát xong, hãy chú ý làm sạch cả miếng rửa bát.
Hãy luôn giữ vệ sinh miếng rửa bát nhé.
Rửa bát đĩa là việc làm hàng ngày. Chính vì thế, bạn hãy chú ý để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của gia đình nhé.
Vân Anh
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…