Categories: Tin tức y học

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Mỗi năm, đột quỵ giết chết 6 triệu người trên thế giới và khiến 5 triệu người bị tàn phế suốt đời.

Tại buổi tọa đàm “Đột quỵ: Có thể phòng ngừa?”, diễn ra tại TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, cho biết trên thế giới mỗi năm có 17 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó có khoảng 6 triệu người tử vong, 5 triệu bệnh nhân sống sót với các di chứng gây tàn tật trong thời gian dài, thậm chí vĩnh viễn.

Ở Việt Nam ước tính mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ và hơn 50% bệnh nhân tử vong. 70% người “thoát khỏi cửa tử” sau cơn đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.

Bệnh nhân đột quỵ đã kịp thời qua cơn nguy kịch. Ảnh: Lê Phụng.

Những dấu hiệu đột quỵ luôn diễn ra âm thầm và không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Khoảng 20% bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính nằm trong nhóm nguy cơ đột quỵ cao như rung nhĩ, tiểu đường, cao huyết áp, được chỉ định tầm soát đột quỵ.

Ở Việt Nam, nhiều còn còn chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Các triệu chứng ban đầu của đột quỵ như méo miệng, nói lắp bắp, rung tay chân nhưng nhiều người lại cho rằng bị trúng gió không chuyển bệnh nhân đến bệnh viện sớm. Sai lầm này khiến người bệnh phải phải gánh chịu những di chứng đáng tiếc.

Đặc biệt, bác sĩ Thắng khẳng định chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh các biện pháp chích kim vào đầu ngón tay, ngón chân để giúp người đột quỵ vượt qua cửa tử. Thời gian vàng để cứu sống một bệnh nhân đột quỵ khi vừa xảy ra là 3-6 tiếng. Nếu qua thời gian này, bác sĩ dù chuyên môn cao cũng bất lực.

Thông thường, việc điều trị cho người đột quỵ bằng cách sử dụng thuốc đánh tan tụ huyết khối. Thời gian tới, ngành đột quỵ sẽ áp dụng kỹ thuật can thiệp động mạch, mở ra hi vọng kéo dài thời gian vàng cho người đột quỵ lên 8 tiếng.

Những người mắc bệnh mạn tính như rung nhĩ có thể tầm soát nguy cơ đột quỵ bằng cách dùng thuốc kháng đông đường uống. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần giải quyết gốc rễ các bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp, béo phì.

Bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 40 ca đột quỵ. Trong số đó, ngày càng có nhiều bệnh nhân từ 29-35 tuổi.

Điều đó chứng tỏ nhiều người trẻ Việt Nam có lối sống không lành mạnh như lạm dụng rượu bia, thuốc lá, hạn chế tập thể thao, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Vì vậy, người dân có thói quen khám sức khỏe định kỳ, áp dụng chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao hợp lý, điều độ để bảo vệ sức khỏe.

Hoài Nhơn
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago