Sống khỏe, trường thọ, không đau yếu bệnh tật là mong muốn của con người. Để điều này trở thành hiện thực,mỗi người cần áp dụng lối sống khoa học với những món ăn cực tốt cho sức khỏe dưới đây.
Theo các thống kê và những số liệu nghiên cứu từ những người sống trường thọ, các nhà dưỡng sinh và các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện họ thường lựa những món ăn đơn giản, dân giã.
Ngô “thực phẩm vàng”
Ngô còn có tên gọi là Ngọc trân châu, là “thực phẩm vàng” được toàn thế giới công nhận và cũng là món ăn chính mà người trường thọ không thể bỏ qua.
Cụ thể, các nhà khoa học Mỹ nhận thấy người Pueblo bản địa không ai bị cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Sau khi nghiên cứu được biết do người dân vùng này thường xuyên ăn ngô. Trong ngô lại chứa đại lượng lecithin, axít linoleic, vitamin E vì vậy không dễ gây ra cao huyết áp và xơ cứng động mạch.
Khoai lang bổ máu, phòng chống ung thư…
Một trong những người trường thọ tâm sự: “Khoai lang là một báu vật, bữa ăn nào cũng phải có nó”.
Theo nghiên cứu, khoai lang có 5 tác dụng lớn gồm: dinh dưỡng phong phú, điều hòa bổ máu; thứ hai là nhuận tràng thông khí, có lợi cho đại tiện; thứ ba là ích khí, tăng cường hệ thống miễn dịch; thứ tư là chứa chất chống ung thư, có thể phòng chống ung thư; thứ năm là phòng chống lão hóa, ngăn chặn xơ cứng động mạch.
Đặc biệt, khoai lang còn hàm chứa đại lượng chất keo protit có thể ngăn ngừa các bệnh gan và thận, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu trừ các gốc tự do, tránh bệnh ung thư do các gốc tự do gây ra. Ngoài ra, trong khoai lang còn chứa khá nhiều canxi, magie giúp phòng ngừa chứng đau xương cốt.
Cháo dễ hấp thụ, giúp điều hòa dạ dày, bổ tỳ, thanh lọc phổi
Nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc Mã Dần Sơ và phu nhân Trương Quế Quân đều là những người trường thọ trăm tuổi. Hai người đặc biệt thích ăn cháo sáng và mỗi sáng đều lấy 50g yến mạch và 250g nước nấu thành cháo.
Tương tự, người sống thọ trăm tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc) là Tô Cục Tiên mỗi ngày ba bữa đều ăn cháo nấu từ gạo, định lượng mỗi bữa là một bát nhỏ.
Nguyên nhân do cháo dễ tiêu hóa, hấp thụ, có thể điều hòa dạ dày, bổ tỳ, thanh lọc phổi, mát đường ruột. Ngay cả nhà dinh dưỡng học thời nhà Thanh, Tào Từ Sơn đã từng nói: “Người già, mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cướng sức khoẻ cho cơ thể và hưởng đại thọ”.
Các món kê tốt hơn cả nhân sâm
Kê được xứng danh là “món đầu đàn của ngũ cốc” bởi vậy người có thể chất ốm yếu, bệnh tật thường dùng kê để bồi bổ sức khỏe.
Y học Trung Quốc cho rằng, hạt kê có ích cho ngũ tạng, đặc biệt là dạ dày (làm dày đường ruột, dạ dày), bổ sung tinh dịch, mạnh khỏe gân cốt, cơ bắp. Một danh sư nổi tiếng thời nhà Thanh chia sẻ: “Hạt kê là dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe con người. Khi dùng hạt kê nấu cháo, dầu kê trong cháo có tác dụng tốt hơn cả canh nhân sâm”.
Cải thảo được ví như “vua của các loại rau”
Cải thảo có mùi vị tươi ngon, dinh dưỡng hài hòa, là loại rau tốt nhất trong mùa đông. Cải thảo hàm chứa chất khoáng, vitamin, protein, chất xơ, carotine, ngoài ra còn hàm chứa một loại chất có thể phân giải nitrosamine – một chất gây ra ung thư. Xét từ công dụng dược lý, cải thảo có 7 công dụng lớn: đó là dưỡng dạ dày, nhuận tràng, giải rượu, lợi tiểu, giảm mỡ, thanh nhiệt và chống ung thư.
Từ những phân tích trên có thể thấy bức tranh độc thuật cải thảo của Tề Bạch Thạch (Trung Quốc) truyền đi thông điệp cải thảo là “vua của các loại rau” và ca ngợi “trăm loại rau không bằng cải thảo” quả đúng với lợi ích tuyệt vời mà loại rau này mang lại.
Cà rốt phòng ngừa bệnh tim mạch, cao huyết áp…
Cà rốt chứa nhiều vitamin A, chất carotene và các thành phần dinh dưỡng cần thiết để phòng ngừa bệnh tim mạch, trúng gió, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng cường và củng cố trí nhớ.
Chất carotene ít bị phá hủy dù ở nhiệt độ cao mà cơ thể lại dễ hấp thụ. Vào cơ thể, carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp trị các chứng khô mắt và quáng gà do thiếu vitamin A gây nên.
Do chất carotene chỉ dễ hấp thu khi có dầu mỡ nên người “trường thọ” thường cắt cà rốt thành miếng nhỏ và xào với dầu mỡ, như thế khả năng bảo tồn của carotene có thể đạt trên 79%. Cà rốt cắt miếng vuông dài rán trong chảo dầu thì chất carotene có thể bảo tồn đến 81%. Cà rốt cắt miếng nấu với thịt, tỉ lệ bảo tồn chất carotene đạt đến 95%.
Đậu phụ bảo vệ gan, thúc đẩy chức năng trao đổi chất
Thành phần chủ yếu của đậu phụ là protein và isoflavone. Đậu phụ có công dụng ích khí, bổ hư, lọc chì trong máu, bảo vệ gan, thúc đẩy chức năng trao đổi chất trong cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn đậu phụ có lợi cho sức khỏe và phát triển trí lực. Ngoài ra, người già thường xuyên ăn đậu phụ còn có tác dụng trị liệu các chứng như xơ cứng mạch máu, xương cốt lỏng lẻo, rời rạc.
Củ cải chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Củ cải chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, không chứa chất béo, có tác dụng đẩy mạnh trao đổi chất cũ mới, tăng cường cảm giác thèm ăn và giúp tiêu hóa.
Y học Trung Quốc cho rằng, củ cải có thể “hóa giải” và tiêu hóa thực phẩm tích trữ trong dạ dày, trị mất tiếng do ho, đờm gây ra; trị ho ra máu, chảy máu mũi; giải khát, trị kiết lỵ, giảm đau đầu, lợi tiểu… Nếu ăn sống có thể giải khát, thanh nhiệt, giải đờm, ngăn hen suyễn và trợ giúp tiêu hóa; luộc chín ăn có tác dụng bổ ích, khỏe tỳ. Bởi vậy có thể nói, củ cải là một món ăn bổ dưỡng, giúp con người mạnh khỏe, trường thọ.
Theo 24h.com.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…