Vi chất là những dưỡng chất mà cơ thể cần hàm lượng rất ít nhưng nếu thiếu hụt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của bé cả về thể chất và trí tuệ.
Tác dụng chung của các vi chất
Các vi chất tham gia mọi quá trình của cơ thể từ hình thành trí não, xương, tế bào tới quá trình trao đổi chất, hấp thụ dinh dưỡng, tiêu hóa, bài tiết… Chúng cũng góp phần xây dựng hệ miễn dịch cho cơ thể bé, tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ chống lại nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng, tiêu hóa,… Vì vậy để bé luôn có một sức khỏe tốt, trí tuệ phát triển, không bị suy dinh dưỡng thì mẹ cần bổ sung đầy đủ các vi chất cho bé.
Các vi chất “không thể thiếu” với bé
Cơ thể bé cần khoảng 90 vi chất khác nhau. Trong đó những vi chất có vai trò nổi bật có thể kể đến như sau:
Kẽm
Kẽm có một vai trò quan trọng đối với cơ thể. Không chỉ giúp bé ăn ngon miệng, tăng trưởng chiều cao mà còn tăng cường hệ miễn dịch, chất đạm được hấp thu tốt cũng đều nhờ kẽm. Tuy nhiên, nhiều mẹ chưa nhận thấy được tác dụng của kẽm nên gây ra tình trạng phổ biến: trẻ bị thiếu kẽm.
Những đứa trẻ này thường chậm phát triển chiều cao, cân nặng, gầy gò, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và có thể mắc chứng rối loạn phát triển xương.
Bổ sung kẽm qua thực phẩm là cách tốt nhất. Mỗi ngày mẹ nên bổ sung 5mg kẽm trong các loại thực phẩm như: sò, tôm, cua, cá, thịt đỏ, rau xanh,…
Vitamin A
Là thành phần quan trọng của sắc tố võng mạc nên đặc biệt cần thiết cho sự phát triển thị giác. Ngoài ra vitamin A còn đóng góp trong quá trình hình thành xương, xây dựng hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Thiếu vitamin A sẽ khiến bé chậm lớn, còi cọc, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng, khô mắt lâu dần dẫn đễn quáng gà, mù lòa. Một ngày bé cần hàm lượng vitamin A là 400-500mcg. Vitamin A có nhiều trong thịt, gan, trứng, chuối, đu đủ, bơ, sữa, cà chua,…
Sắt
Sắt tham gia vào quá trình tạo máu và là thành phần trong cấu trúc của não bộ đồng thời góp phần giải phòng năng lượng cho các hoạt động thể chất.
Thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh hay phụ nữ mang thai. Những đứa trẻ này thường có thể chất và trí tuệ kém phát triển, sức đề kháng yếu, hay ốm, thể lực kém.
Giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi trẻ nhận sắt từ sữa mẹ, từ 6 tháng – 2 tuổi là thời gian trẻ cần nhiều sắt. Vì vậy mẹ cần lưu ý bổ sung sắt bằng các thực phẩm khi cho bé ăn dặm như: thịt bò, lòng đỏ trứng gà, đậu đỗ, rau dền, nấm hương, mộc nhĩ,…
Iod
Iod tham gia vào sự hình thành và phát triển não bộ và là chất cần thiết của tuyến giáp để tổng hợp hormone tuyến giáp. Iod còn đóng góp trong quá trình tăng trưởng của cơ thể.
Rất nhiều bà mẹ chưa biết cách bổ sung Iod cho con dẫn đến bé bị thiếu Iod, trí tuệ chậm phát triển, đầu óc “đần độn”. Ngoài ra còn có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ do tuyến giáp phải làm việc quá tải.
Vì vậy, mẹ nên chú ý để bổ sung Iod đúng cách cho bé: Trẻ dưới 6 tháng tuổi bổ sung bằng nguồn sữa mẹ. Bé đến tuổi ăn dặm thì mẹ hãy lựa chọn những thực phẩm giàu Iod như: rong biển, cá biển, rau dền, cải xoong, khoai tây, thịt động vật, sữa,..
Canxi
Để bé có một bộ xương và hàm rang chắc khỏe thì không thể thiếu canxi. Thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển xương, bé bị còi xương.
Hàng ngày, mẹ hãy chú ý bổ sung canxi cho bé đầy đủ qua các loại thực phẩm: tôm, tép, cua, cá, sữa, pho mai, rau diền, rau mồng tơi,…
Vitamin C
Là một chất giúp cho cơ thể chống oxy hóa, hình thành Collagen và kích thích việc hấp thu sắt tại ruột non của bé. Nếu thiếu vitamin C, bé dễ cảm thấy mệt mỏi, sức đề kháng yếu, dễ bị viêm lợi, nhiễm trùng,…
Mỗi ngày bé cần 8mg vitamin C, có nhiều trong các loại hoa quả: bưởi, cam, chanh,…
Vitamin D
Nhờ có vitamin D, cơ thể bé mới có thể dễ dàng hấp thu canxi và phospho. Bé bị thiếu vitamin D dễ mắc các bệnh viêm ruột và chiều cao không pháp triển.
Mẹ nên bổ sung Vitamin D bằng cách tắm nắng cho bé mỗi ngày 20 – 30 phút khi bé được 2 tuần tuổi và qua các loại thực phẩm như: sữa, dầu gan cá, cá biển, gan , trứng gà
Vitamin B
Là một chất có tác dụng hỗ trợ thần kinh khỏe mạnh đồng thời tham gia quá trình tạo máu và chuyển hóa năng lượng. Những bé thiếu vitamin B thường bị phù, da tay nóng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi. Vitamin B có nhiều ở rau xanh, sữa bò, chuối, trứng, pho mat,..
Các chất xơ
Có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của bé, giúp hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, và đào thải các chất “cặn bã” dễ dàng hơn. Chất xơ có nhiều trong măng tây, chuối, lúa mì, tỏi, atiso, đậu nành, rau diếp, sữa.
Theo SKĐS
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…