Cứ đau đẻ là chửi nhà chồng
Chị Vũ Thị Nhiên trú tại Hoàng Quốc Việt, Hà Nội kể, năm ngoái chị sinh ở khoa Sản của Bệnh viện E Hà Nội. Chị gặp một sản phụ vào phòng sinh từ 3h chiều đến 6 giờ tối chị vẫn chưa sinh. Phòng đẻ gần phòng sau sinh của chị nên cả thời gian đó mọi người đều nghe được những lời khóc lóc và chửi bới của sản phụ đó. Sản phụ đó giận dỗi chồng con điều gì mà chị lớn tiếng gào lên chửi.
Vợ trong phòng sinh chửi, người chồng ở bên ngoài ban đầu còn đỏ mặt ngại nhưng lâu quá anh đành cười cho hòa mọi chuyện. Đến 6h tối không sinh được bác sĩ đưa chị đi mổ chị mới thôi chửi. Khi từ phòng hậu phẫu về phòng nằm, chị không nhớ nổi mình chửi cái gì. Ai hỏi thì chị nói vợ chồng bình thường không cãi vã nhau.
Đau đẻ là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. Ảnh minh họa |
Chị Bùi Thị Hải Hà trú tại Hoàng Ngọc Phách, Hà Nội kể, bình thường chị vốn nóng tính nên khi đi đẻ chị cũng bốc đồng nóng tính theo. Chị và mẹ chồng vốn có nhiều điều không hợp nhưng để gia đình yên ấm chị cố gắng nhịn không hiểu sao lúc vào phòng sinh đau đẻ quá chị cứ vừa khóc vừa gào lên kể xấu bà và chửi chồng.
Bởi vì anh quá nhu nhược nên chị khổ. Đến khi sinh xong, nhìn vẻ lóng ngóng của chồng, chị càng được cớ chửi anh hơn. Nhưng vì được lên chức bố, hiểu vợ đau như thế nào nên anh chẳng để ý làm gì.
Gần đến ngày sinh con thứ hai, anh cứ dặn chị rằng nếu lần này sinh nữa, có đau quá thì chỉ chửi anh thôi đừng lôi cả nhà anh ra mà chửi như thế. Chị chỉ còn biết cười, hi vọng lần này cố nén nhịn cơn đau.
Bà Nguyễn Thị Hiền nguyên là nữ hộ sinh của một bệnh viện lớn ở Hà Nội kể, khi còn công tác ở Bệnh viện Phụ sản bà chứng kiến những sản phụ đau quá kêu khóc chửi bới hàng ngày thậm chí có người đau quá họ tức giận nhà chồng, mẹ chồng cái gì là họ kêu lên chửi như giải tỏa cơn đau. Có những người còn chửi chồng “vì mày mà tao mới khổ” rồi đủ cả. Vì thực sự khi sinh con phụ nữ phải chịu cơn đau rất kinh hoàng.
Càng kêu khóc càng đau
Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung – Trung tâm y tế lao động Thái Hà cho biết bình thường tử cung của phụ nữ là một cơ quan khép kín. Khi quan hệ tình dục lần đầu họ còn thấy đau nên khi đẻ chắc chắn đau gấp bội. Thắng đau tùy thuộc vào từng người nếu những ai cảm thấy đó là sinh lý họ phải trải qua thì sẽ thấy bình thường còn ai không đón nhận được nó thì nó sẽ rất đau.
Bình thường tử cung là cơ quan chứa thai nhi vài kg. Khi đến ngày tháng chuẩn bị sinh nở, tử cung sẽ làm nhiệm vụ ép bé ra bằng những cơn co thắt tạo ra cơn đau chuyển dạ. Cơn đau chuyển dạ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức mạnh của cơn co thắt (tăng dần theo thời gian sắp sinh nở), kích thước của thai nhi, vị trí nằm của bé và tốc độ của cơn đau chuyển dạ…
Không chỉ có cơ vùng bụng, trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu còn thấy toàn thân đau ghê gớm đặc biệt là vùng xương chậu, lưng, tầng sinh môn, bàng quang và ruột. Tất cả những bộ phần này sẽ “nhồi” để cơn đau thêm mạnh mẽ hơn, chuẩn bị cho quá trình bé chào đời.
Để giảm bớt cơn đau, bác sĩ Dung cho biết chị em không nên kêu khóc, chửi bới bởi như thế họ không thấy bớt đau mà càng đau hơn. Chứng kiến nhiều ca sinh nở, bác sĩ Dung cho biết có những người họ im lặng, cố nhịn cơn đau mím môi, thở sâu không phải họ không đau mà họ chỉ cần nghĩ đó là một điều bình thường thì nó sẽ không đau.
Còn những chị em không bình tĩnh, kêu khóc càng đau hơn. Trong những trường hợp không chịu được nữa như người mệt, lả vì đau, chị em có thể lựa chọn phương pháp đẻ không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng hoặc đẻ mổ. Tuy nhiên những phương pháp này không được khuyến khích vì sinh thường vẫn tốt nhất cho mẹ và bé.
Theo Infonet
Nguồn: Báo Đất Việt
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…