Vừa qua, TS.BS Trần Nhật Thăng, Trưởng đơn vị Chẩn đoán trước sinh, khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ trường hợp một sản phụ 30 tuổi, ở TP.HCM) bị mất con khi thai nhi được tuần 37 tuổi.
Nguyên nhân là chế độ ăn khi mang thai của người phụ nữ này có rất nhiều đường. Dù đã được bác sĩ cảnh báo, thai phụ vẫn ăn nhiều bánh kẹo, chocolate, trà sữa khiến cô bị tiểu đường thai kỳ. Sự chủ quan của người mẹ đã dẫn đến hậu quả thương tâm cho em bé và buộc các bác sĩ phải chỉ định chủ động chấm dứt thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu chỉ xảy ra trong thời gian mang thai, bệnh sẽ dần dần mất đi sau khi sinh. Cũng giống như bệnh tiểu đường ở người bình thường, mức đường huyết trong cơ thể bà bầu cao, khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy bị hạn chế nên không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Mức đường huyết không bình thường là khi:
– Vượt quá 95 mg glucose/ 100 ml máu nếu đo lúc đói.
– Vượt quá 180 mg glucose/ 100 ml máu nếu đo sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
– Vượt quá 140 mg glucose/ 100 ml máu nếu đo sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng.
Khoảng 5-10% số phụ nữ mang thai bị tiểu đường, tuy nhiên, bạn có nguy cơ cao hơn nếu:
– Mang thai từ 25 tuổi trở lên.
– Thừa cân, đặc biệt nếu chỉ số khối cơ thể BMI trước khi mang thai >30.
– Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
– Đã bị tiểu đường ở thai kỳ trước đó.
– Có tiền sử gia đình mắc tiểu đường.
– Cơ thể không dung nạp glucose.
– Dùng một số loại thuốc như glucocorticoi (đối với bệnh hen xuyễn), thuốc chẹn beta (cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim) hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh (các bệnh về tâm thần.
– Từng sinh em bé có cân nặng lớn.
Nếu biết kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường sẽ không gây hại cho bà bầu. Ảnh: Thehealthsite.
Hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường lúc mang thai đều không có triệu chứng cụ thể nào. Bác sĩ có thể kiểm tra sàng lọc căn bệnh này khi thai kỳ được 24-28 tuần.
Tuy nhiên, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, bạn cần phải gọi điện cho bác sĩ và thăm khám ngay lập tức:
– Cảm thấy rất khát
– Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
– Mệt mỏi quá mức
– Buồn nôn
– Thị lực suy giảm
– Dễ gây huyết áp cao, tiền sản giật cho phụ nữ mang thai.
– Có nguy cơ sinh non, thai chết lưu.
– Thai nhi có trọng lượng quá lớn hơn trung bình, gây sinh khó, gây chấn thương cho mẹ.
– Tăng nguy cơ sinh mổ.
– Thai nhi có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết sau sinh.
– Kiểm tra lượng đường trong máu 4 lần/ngày, đặc biệt là trước khi ăn hoặc 1-2 giờ sau khi ăn.
– Tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 15-30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể sử dụng insulin tốt và kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả.
– Tiêm insulin là cách điều trị phổ biến nhất cho bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn phải tiêm 3 lần/ngày và có thể tự tiêm tại nhà.
– 10-20% lượng calo hấp thụ từ các nguồn protein như thịt, pho mát, trứng, hải sản, đậu…
– Dưới 30% lượng calo từ chất béo.
– Dưới 10% lượng calo từ chất béo bão hòa.
– 40% lượng calo từ carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, gạo, trái cây, rau xanh.
– Tránh thực phẩm nhiều đường.
– Nên ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày, không nên bỏ bữa sáng.
Phương Mai
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…