Lần đầu nuôi con, tôi gặp nhiều lóng ngóng vụng về. Hậu quả là gần 3 tuổi, con tôi vẫn chưa biết ăn cơm.
Gửi tâm sự về Zing.vn, mẹ Thu Hà (26 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) cho biết bé Vịt – con gái chị năm nay gần 3 tuổi – nhưng vẫn không thể ăn gì khác ngoài cháo xay nhuyễn. Cháu cũng không ăn hoa quả hay bất kỳ đồ cứng nào khác. Điều này khiến chị thực sự lo lắng.
“Con gái tôi bắt đầu ăn dặm khi được hơn 4 tháng tuổi. Tôi không có sữa, trong khi con lại rất háu ăn, chóng đói. Vì vậy, tôi đành cho con ăn dặm sớm những đứa trẻ khác.
Lần đầu tiên cho con ăn dặm, bà ngoại đã chuẩn bị bột gạo nấu cùng nước xương hầm. Con ăn rất ngon, gần nửa bát bột loãng hết chỉ trong mười phút khiến tôi sung sướng.
Tuy nhiên, khoảng thời gian hạnh phúc đó chỉ kéo dài một tuần. Sau khi đã “quen mui”, con bắt đầu “chống đối” bằng nhiều cách khác nhau. Lúc đầu con nhè, sau đó phun rồi nôn ọe…
Điều này khiến tôi rất lo sợ vì trước đây, khi chưa đầy tháng, do bị nhiễm nước ối của mẹ, con tôi rất hay bị sặc, trào ngược nước bọt lên trên, kể cả trong lúc ngủ. Một lần, may mắn, bà ngoại và mẹ đã phát hiện kịp thời, vì chỉ cần chậm cấp cứu thêm vài phút, con đã ở một thế giới khác. Vì thế, đến khi con nôn ọe, ai cũng sợ tái diễn lại cảnh tím tái trước kia.
Từ tâm lý lo sợ đó, cộng với việc con rất khó ăn đồ thô, tôi đã dùng máy xay sinh tố xay thật nhuyễn mọi đồ ăn của con trong một thời gian rất dài.
Kể từ đó, chịu gặm hoa quả như những đứa trẻ đồng trang lứa. Con chỉ thích ăn đồ xay nhuyễn.
Tôi thực sự đau đầu về việc con không thể ăn đồ lổn nhổn. Chị đồng nghiệp khuyên nên dùng biện pháp mạnh, tức dùng roi vọt để ép con ăn đồ thô. Tôi thử áp dụng và kết quả hoàn toàn thất bại. Từ đó, tôi ngậm ngùi chấp nhận: “Đến lúc nào con ăn cơm được, con khắc sẽ tự ăn”.
Sau này, khi con chuẩn bị đi nhà trẻ, tôi đã thử nấu cơm nát để cháu tự xúc ăn. Con hào hứng xúc thìa cơm đầu tiên nhưng chỉ cần đưa đến gần miệng, con lập tức buông ngay thìa cơm. Thay vì ăn, con ngồi nghịch đĩa cơm. Mẹ lúc này đành bất lực ngồi nhìn con. Bà ngoại xót cháu, lại kỳ cạch nấu cháo.
Vậy là lại một lần nữa, người mẹ như tôi đành tặc lưỡi phó thác chuyện dạy con ăn cơm cho cô giáo. Thế nhưng, kể cả ở trên lớp, chỉ cần ăn một chút gợn cứng, cháu vẫn nôn ọe hết tất cả những gì vừa ăn. Cô giáo của cháu còn nói: “Hay là mẹ mang máy xay sinh tố ra lớp để cô xay cháo cho con, con cứ ọe thế này, cô cũng sốt ruột lắm”.
Lúc này tôi mới nghĩ lại, con mình gần 3 tuổi vẫn ăn cháo xay nhuyễn, không thể ăn bất cứ đồ ăn nào khác. Tôi thực sự hoang mang. Tôi đã sai ở đâu? Tại sao con tôi như vậy?
Tôi rất cần lời khuyên của chuyên gia, làm cách nào để thiết lập lại niềm hứng thú ăn đồ thô, cứng cho con? Làm cách nào để dạy con ăn cơm mà không nôn ọe?
Các mẹ nuôi con nhỏ, có ai có chung hoàn cảnh như tôi không?”.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…