Categories: Sức khoẻ

Chuyện khó tin về người bác sĩ sáng chế ra cá sắt để ngăn ngừa thiếu máu

Sáng chế này đã giúp nhiều người dân chống lại tình trạng thiếu sắt trầm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến thể chất của họ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng cơ thể thiếu sắt là chứng rối loạn dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới. 2 tỷ người, tương đương 30% dân số thế giới đang bị thiếu máu – một hệ quả của việc thiếu sắt. Điều này dẫn đến chứng mệt mỏi, suy nhược, da xanh xao, chóng mặt và thậm chí gây tử vong trong một số trường hợp nặng.

Việc bổ sung sắt có thể trở thành điều khó khăn ở nhiều khu vực trên thế giới do giá thành đắt đỏ. Tuy nhiên, nhờ phát minh của bác sĩ người Canada Christopher Charles, chỉ cần dùng một con cá sắt duy nhất cũng có thể giúp người dân bổ sung dưỡng chất thiết yếu này.

Năm 2010, Christopher Charles đã đến Campuchia và phát hiện ra rằng nhiều trẻ em địa phương đang bị thiếu sắt nghiêm trọng. Nhiều người lớn còn bị đau đầu thường xuyên, không thể làm việc tốt do bị thiếu sắt.

Bác sĩ người Canada Christopher Charles đã sáng chế ra con cá sắt để bổ sung sắt cho người dân

Khi đó, Charles đã thiết kế một con cá sắt có thể cung cấp cho người lớn 75% lượng sắt cần thiết cho mỗi ngày. Charles tạo ra hình ảnh con cá bởi cư dân tại đây xem loài cá như một biểu tượng của sự may mắn, sức khỏe và hạnh phúc. Do đó, Charles đã dùng phôi sắt để chế tạo ra hình dáng con cá giúp tăng cường sức khỏe cho người dân địa phương. Con cá sắt này được gọi là Lucky Fish.

Để có thể bổ sung sắt bằng con cá này, người dân chỉ cần cho nó vào trong nồi súp, nồi canh và đun sôi trong ít nhất 10 phút.Điều kỳ diệu đã xảy ra khi chỉ sau 12 tháng, một nửa những người Campuchia sử dụng cá sắt trong khi nấu ăn đã không còn bị thiếu máu.

Hình ảnh con cá đượccư dân Campuchia xemnhư một biểu tượng của sự may mắn, sức khỏe và hạnh phúc

Bác sĩ Charles không dừng lại ở Campuchia mà còn đem thiết kế của mình đến với nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Đến tháng 12/2012, công ty Lucky Iron Fish Project đã được Tiến sĩ Gavin Armstrong tại Đại học Guelph thành lập nhằm thương mại hóa con cá sắt. Những con cá Lucky Fish đã được tạo ra từ việc tận dụng nguồn sắt phế liệu của 1 nhà máy tại địa phương. Mỗi con cá có chi phí sản xuất khoảng 1,2 USD và hãng Lucky Iron Fish Project đã cung cấp tới 11.000 con cá cho các tổ chức phi chính phủ trong 5 tháng đầu năm 2014.

Để sử dụng, chỉ cần cho cá sắt vào trong nồi súp, nồi canh và đun sôi trong ít nhất 10 phút.Điều kỳ diệu đã xảy ra khi chỉ sau 12 tháng, một nửa những người Campuchia sử dụng cá sắt trong khi nấu ăn đã không còn bị thiếu máu.

Thụy Du Dịch theo DW

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago