Categories: Sức khoẻ

Chiêu vắt sữa mẹ cực chuẩn, mẹ nào cũng phải biết

Dưới đây là những điều cần biết về dụng cụ vắt sữa và cách sử dụng dụng cụ này đúng cách, các bà đẻ hãy tham khảo!

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng dụng cụ vắt sữa có thể giúp các mẹ đang cho con bú có nhiều sữa hơn một cách đơn giản và thuận tiện. Cách sử dụng dụng cụ vắt sữa (hay còn gọi là bơm sữa) cũng vô cùng đơn giản. Dụng cụ vắt sữa này hoạt động bằng cách tạo ra áp lực làm nén các mô vú để ép sữa vào bình sữa nhiều gấp đôi cách vắt sữa bằng tay mà không làm chảy sữa ra ngoài bình. Sau đây là 4 bước nhanh gọn để bạn lấy sữa mẹvới dụng cụ vắt sữa thông minh này.

Bước 1: Chọn dụng cụ vắt sữa

Có nhiều loại dụng cụ vắt sữa khác nhau trên hiện trường hiện nay. Bạn có thể sử dụng dụng cụ vắt sữa 1 vú hoặc dụng cụ vắt sữa cả 2 vú đồng thời một lúc. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng dụng cụ vắt sữa cả 2 vú giúp mẹ tăng lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Bạn có thể mua dụng cụ này ở các cơ sở y tế và chỉ nên mua chúng từ các nguồn có thương hiệu và nhãn kiểm định chất lượng rõ ràng.

Bên cạnh việc sử dụng dụng cụ vắt sữa, các bà mẹ cũng được khuyến cáo nên dùng loại áo ngực được thiết kế đặc biệt để vắt sữa bằng dụng cụ vắt vữa một cách dễ dàng.

Bước 2: Mát-xa ngực trước khi vắt sữa

Để vắt được nhiều sữa, các bà đẻ đừng quên mát-xa ngực trước khi dùng máy lấy sữa. Mát-xa giúp các mô ngực được kích thích để đẩy sữa ra phía núm vú nhanh và nhiều hơn. Hãy bắt đầu bằng việc sử dụng các ngón tay kẹp sát vào nhau và miết vào ngực theo chuyển động tròn một cách nhẹ nhàng. Mát-xa từ trong ra ngoài và hơi chụm các đầu ngón tay lại để sữa dồn về phía núm vú.

Bước 3: Vắt sữa

Dụng cụ vắt sữa hoạt động giống như một chiếc bơm tạo áp lực ở đầu vú và mút sữa ra ngoài, chảy vào bình sữa. Trước tiên, bạn đặt đầu mút của dụng cụ vắt sữa vào bầu ngực, sau đó lấy tay giữ bình sữa. Ngón tay cái giữ ở cổ bình sữa, 4 ngón tay còn lại giữ cần bơm sữa và kéo ra kéo vào nhẹ nhàng để bơm sữa chảy vào bình. Vắt sữa như vậy trong vòng 15 – 20 phút. Sau đó, mát-xa ngực lại ở cả bầu ngực và núm vú. Rồi vắt sữa tiếp cho đến khi thấy sữa ra ít thì dừng lại.

Bước 4: Kết thúc việc vắt sữa

Sau khi vắt hết sữa một bên ngực, bạn nên vắt sữa tiếp bầu ngực còn lại để giữ dáng 2 bầu ngực cân bằng nhau sau thời kỳ cho con bú, hoặc bạn có thể vắt sữa mỗi bên ngực một lần và đổi lượt đều đặn để giảm bớt áp lực sữa căng ở một bầu ngực chưa được vắt sữa. Khi bạn sử dụng cách vắt sữa này thường xuyên, lượng sữa của bạn sẽ ra đều và nhiều hơn mỗi ngày. Bạn sẽ không lo lắng về việc thiếu sữa cho con bú và vắt sữa dễ dàng hơn vắt sữa bằng tay.

Theo SKĐS

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

24 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago