Bệnh thường gặp ở nam giới nhưng lại được di truyền ở nữ giới. Trước đây, khi y học chưa phát triển, TS Nguyễn Anh Trí cho biết, người ta thường khuyên người bị Hemophilia không nên lập gia đình để bệnh khỏi di truyền cho thế hệ sau. Nay khoa học phát triển, bệnh này có thể kiểm soát, điều trị được nên người bị Hemophilia hoàn toàn vẫn có thể lập gia đình. Tuy vậy, khi xây dựng gia đình, cần chú ý tìm hiểu lịch sử bệnh tật ở dòng họ ngoại của bạn đời xem có ai mắc hemophilia hay không để có thể lựa chọn bạn đời khi còn có thể.
Trên thế giới, bệnh Hemophilia chiếm tỷ lệ tương đối như nhau đối với mọi dân tộc, mọi quốc gia. Cứ 10.000 trẻ trai sinh ra thì có 1 bé bị Hemophilia (Còn bệnh rối loạn đông máu nói chung thì cứ 1.000 người có 1 người mắc phải). Tại Việt Nam, mới chỉ có 40% số người mắc bệnh này được phát hiện và điều trị. Số còn lại không được phát hiện do chưa được quan tâm hoặc do bệnh rất tốn kém khi điều trị (được chi trả theo chế độ BHYT nhưng số tiền người bệnh cùng chi trả vẫn lên đến hàng chục triệu đồng khi được điều trị). Tuy nhiên, số bệnh nhân sống sót và tuổi thọ của bệnh nhân mắc Hemophilia ở các nước lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế và chăm sóc y tế của quốc gia đó. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đầy đủ, bệnh nhân có thể sống như người bình thường. Còn nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ bị chảy máu tái phát nhiều lần gây đau đớn, dẫn tới tàn tật, thậm chí chết sớm. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến hầu hết những người mắc bệnh Hemophilia thường hay được chẩn đoán muộn. Có người phải qua 6 lần mổ trong vòng 8 tháng do bị chảy máu ổ bụng nhiều lần vẫn chưa phát hiện được bệnh gì. Cuối cùng hỏi thêm về tiền sử những thành viên khác trong gia đình, các bác sĩ mới xác định người bệnh này bị Hemophilia.
TS Nguyễn Anh Trí lưu ý: Bệnh Hemophilia hoàn toàn khác với hậu quả do giảm tiểu cầu gây khó đông máu khi bị bệnh sốt xuất huyết. Hậu quả này hoàn toàn có thể khắc phục được sau khi bệnh sốt xuất huyết được điều trị khỏi còn Hemophilia tuy có thể chữa được nhưng người bệnh suốt đời phải được bổ sung thường xuyên hai yếu tố nói trên theo chỉ định của bác sĩ. Người bị hemophilia tuyệt đối không nên dùng các thuốc chứa aspirin để giảm đau (vì có axít acetylsalixylic). Có thể dùng paracetamol hoặc paracetamol kết hợp với codein để giảm đau.
Hiện nay tại nước ta có 7 cơ sở chính điều trị bệnh nhân Hemophilia, bao gồm viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, BV Nhi Trung ương, BV Đa khoa Trung ương Huế, BV Truyền máu – Huyết học TP Hồ Chí Minh, BV Chợ Rẫy, BV Nhi Đồng I và BV Đa khoa Cần Thơ quản lí 2373 bệnh nhân (số liệu điều tra toàn quốc năm 2014). Trong đó, riêng trung tâm Hemophilia viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, cơ sở lớn nhất, hiện quản lí 1333 bệnh nhân.
Trần Ngọc Kha
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…