Sau khi xuất hiện thông tin cá biển chết trôi dạt trắng bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người tiêu dùng tỏ ra bất an, không biết làm sao để phân biệt cá biển chết với cá biển đông lạnh.
Thông tin trên báo Tri thức trực tuyến, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cá và các sản phẩm từ cá có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là nguồn cung cấp nhóm B. So với thịt, cá có nguồn chất khoáng quý hơn. Tỷ số canxi/phốt pho ở cá cân đối hơn thịt. Các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm, iốt ở cá cũng tương đối dồi dào, đặc biệt ở cá biển.
>> 5 điều cấm kỵ bà nội trợ nhất định phải nhớ khi ăn rau muống
Cá biển còn có chứa nhiều clo và fluo có tác dụng tốt đối với xương và răng. Ngoài ra cá còn có DHA đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn cá làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở người bị tiểu đường, hạ mỡ máu, chống huyết khối, giảm và đảo ngược quá trình tạo xơ vữa, đồng thời làm giảm nguy cơ bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ).
Tuy nhiên, khi ăn cá biển, người tiêu dùng phải đối mặt với ít nhất 2 vấn đề: mua phải cá ươn – chết và chứa hóa chất.
Về điều này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) khuyến cáo, tuyệt đối không được ăn cá ươn, đặc biệt là cá chết. Lúc này, lượng protein bị hư hỏng trong cá sẽ sinh ra rất nhiều độc tố. Khi chúng ta ăn phải sẽ gây độc cho cơ thể, dẫn tới ngộ độc thực phẩm và có thể nguy hại đến tính mạng.
Báo Sài Gòn tiếp thị thông tin, thịt, cá, tôm và các loại thực phẩm đông lạnh khác khi xuất xưởng đều có chất lượng gần như đồng đều, các thớ thịt hoặc các miếng tách rời nhau. Khi đóng gói sẽ không có nước và hiện tượng đóng đá hoặc kết băng.
Nếu sản phẩm được bảo quản dưới nhiệt độ không ổn định, khi cao khi thấp trong một khoảng thời gian, các phân tử nước có thể liên kết với nhau tạo thành đá và các tinh thể băng khiến thực phẩm bên trong bị kết dính lại với nhau. Đó là lúc sản phẩm đã bắt đầu biến chất, nếu tiếp tục duy trì bảo quản, một số thực phẩm có thể xuất hiện các vết nứt, các thực phẩm có thành phần axit béo sẽ lên men làm xuất hiện mùi chua.
Do đó, khi chọn mua các sản phẩm đông lạnh cần chú ý quan sát cẩn thận trạng thái của sản phẩm. Các sản phẩm đông lạnh đã có xuất hiện đá cục hoặc lẫn các tinh thể băng thì không nên chọn mua. Khi mua bạn nên chọn những sản phẩm được xếp ở phía dưới là nơi có nhiệt độ ổn định hơn.
Cách chọn cá an toàn
Theo các chuyên gia, để giảm thiểu các vấn đề trên, người dùng có thể quan sát kỹ trước khi mua cá. Với các loại cá biển, khi có dấu hiệu hư hỏng luôn có mùi rất đặc trưng là mùi ươn. Người tiêu dùng kiểm tra kỹ sẽ phát hiện dễ dàng dù chúng đã được xử lý để giảm bớt mùi. Ngoài ra, có thể căn cứ vào các đặc điểm sau:
– Mắt: Cá tươi mắt sẽ lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Mắt cá ươn sẽ lõm vào trong hốc, có màu đục và giác mạc mắt nhăn nheo, thậm chí rách nát.
– Mang: Cá tươi có mang màu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không nhớt, không có mùi hôi. Trong khi đó mang cá ươn màu xám, không dính chặt với hoa khế, có nhớt, có mùi hôi.
– Vảy: Cá tươi có vảy óng ánh, bám chặt với thân, không có niêm dịch, không có mùi hôi. Còn vây cá ươn mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi.
– Bụng: Ấn ngón tay vào thịt cá để thử, thịt cá tươi sẽ rắn chắc, đàn hồi, không hằn vết ấn.
– Miệng cá biển tươi ngậm kín, còn cá ươn miệng hé mở. Đối với cá biển cấp đông lạnh quá lâu ngày hoặc gặp vấn đề khi bảo quản, răng cá thường bị rụng.
Còn với cá ướp urê, nhìn bề ngoài thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường, nhưng độ đàn hồi thân cá không cao, khi ấn tay vào sẽ mềm, mình cá lõm xuống, ngửi cá có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng. Khi rửa vài nước, cá sẽ mềm, lúc chiên hay kho cá sẽ rã ra và không có mùi thơm tự nhiên của cá biển.
Ngoài ra, người mua có thể dùng giấy thử urê hoặc dụng cụ cảm biến urê. Nếu trong dung dịch có urê, cột màu sẽ chuyển sang màu hồng hay đỏ, dung dịch chứa càng nhiều urê thì màu đỏ càng đậm hơn.
Để tránh mua phải hải sản hoá chất, người mua nên kiểm tra kỹ và chọn những cửa hàng có uy tín, xuất xứ sản phẩm rõ ràng. Trong trường hợp không mua được cá tươi ngon, vừa đánh bắt, người tiêu dùng nên chọn mua loại thực phẩm được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh hoặc trong đá bào nhỏ phủ kín. Khi chế biến nếu thấy mùi khai, có vị khó chịu, tuyệt đối không nên ăn.
TS Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế, khẳng định không thể nhận biết thực phẩm không an toàn bằng mắt thường. Để kiểm tra chúng có chứa hóa chất hay không cần phải xét nghiệm.
Hiện tại, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia sẽ chịu trách nhiệm xác minh thực phẩm có tồn dư hóa chất độc hại hay không. PGS.TS. Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng, cho biết tùy vào mỗi loại thực phẩm, các chất cần xác minh sẽ có thời gian kiểm nghiệm dài, ngắn khác nhau.
Cách chọn cá và hải sản đông lạnh
Đối với những cư dân thành phố không sống gần biển nên không được ăn các loại hải sản đánh bắt ngay, hải sản đông lạnh là lựa chọn tuyệt vời. Các loại cá và hải sản đều được cấp đông ngay khi đánh bắt để đảm bảo độ tươi ngon. Khi chọn mua hải sản đông lạnh, bạn cần lưu ý:
– Không chọn các loại cá và hải sản đã rán.
– Kiểm tra nhãn mác xem có bị dư thừa sodium hay không.
– Chọn mua các loại cá và hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá rô phi, cá bơn, cá da trơn, tôm và hàu.
Theo ĐS&PL
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…