Categories: Sức khoẻ

Bạn hiểu gì về cơ chế điều hòa đường huyết trong cơ thể?

Nếu đường huyết quá thấp, cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ…Còn nếu quá cao thì mọi phản ứng sinh học lại bị xáo trộn. Bạn còn hiểu gì nữa về đường huyết không?

Điều hòa đường huyết là một cơ chế quan trọng trong cơ thể người. Nếu đường huyết quá thấp, cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ…Còn nếu quá cao thì mọi phản ứng sinh học lại bị xáo trộn.

Tổng quan về cơ chế điều hòa đường huyết trong cơ thể

Hãy cùngKhỏe Plustìm hiểu cơ chế hoạt động của điều hòa đường huyết và hãy nhớ giữ chế độ ăn uống hợp lý để phòng tránh nhiều bệnh như đái tháo đường, xơ vữa động mạch máu hay viêm thận… nhé!

Các tế bào trong cơ thể cần đường để có năng lượng hoạt động. Riêng não bộ cần đến 75% nhu cầu về đường của toàn cơ thể.

Trong quá trình tiêu hóa, glucose từ thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu qua thành ruột non.

Trong quá trình tiêu hóa, glucose từ thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu qua thành ruột non.

Tuyến tụy có vai trò tiết ra các hormone quan trọng, trong đó có insulin và glucagon để điều hòa đường huyết.Tỷ lệ đường huyết trung bình chiếm 0,12%. Khi nồng độ đường trong máu tăng lên, tuyến tụy nhận được tín hiệu và tiết ra insulin để làm giảm nồng độ này. Ngược lại, khi đường huyết giảm, tuyến tụy tiết ra glucagon.

Các tiểu đảo Langerhans là đơn vị chức năng của tuyến tụy, có các tế bào alpha sản xuất ra glucagon, và các tế bào beta là nơi tổng hợp và tiết ra insulin.

Phần lớn các tế bào không thể tự hấp thụ glucose từ máu được. Vì vậy, insulin được ví như chiếc chìa khóa cho phép “mở cửa” tế bào để tiếp nhận glucose.

Nếu bạn có nhiều đường trong cơ thể hơn mức cần thiết, insulin giúp dự trữ lượng đường dư thừa này dưới dạng glycogen ở gan và ở cơ. Còn glucagon giúp chuyển hóa glycogen thành glucose và phóng thích vào máu khi nồng độ đường huyết của bạn hạ xuống thấp hoặc khi bạn cần thêm năng lượng, như khi vận động thể chất chẳng hạn.

Tuy nhiên sức chứa của gan và cơ là có giới hạn. Vượt quá giới hạn này, đường sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ.

Một số các cơ quan khác có liên quan đến quá trình điều hòa đường huyết là tuyến thượng thận (tiết cortisol và adrenaline) và tuyến giáp (tiết thyroxine và triiodothyronine).

10 lưu ý để rau quả giữ được nhiều dinh dưỡng nhất

Ngồi trong ô tô đóng kín cửa khi tắc đường nguy hiểm như thế nào?

5 thực phẩm bệnh nhân tiểu đường phải tránh xa

BD

    Nguồn: Emdep

    adminyhoc

    Recent Posts

    Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

    Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

    1 day ago

    Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

    Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

    1 day ago

    Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

    Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

    4 days ago

    Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

    Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

    4 days ago

    Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

    Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

    6 days ago

    Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

    Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

    1 week ago