Trong trường hợp bị ngã gây chấn thương phần mềm nhẹ, chỉ bị sưng, đau, bầm tím, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc y học cổ truyền lưu thông khí huyết, tiêu viêm, giảm đau, giúp vết thương chóng hồi phục.
Bài 1: Bột cúc tần 800 g, bột quế chi 160 g, bột đại hoàng 80 g, sáp ong 200 g, dầu thầu dầu 2 lít. Các vị trên tán nhỏ, rây thành bột mịn, đun sôi dầu thầu dầu, cho sáp ong vào, đánh tan, rồi tắt lửa, cho bột thuốc vào đánh nhuyễn làm thành cao, đắp vào chỗ tổn thương có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu viêm, giảm đau. Nếu có điều kiện nên làm cao thuốc này để dùng dần khi chẳng may bị ngã có tổn thương bầm tím, sưng đau.
Bài 2: Củ nghệ vàng già 100 g, vỏ cây gạo 100 g. Hai vị bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát, xào với rượu và giấm thanh rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.
Bài 3: Lá móng tay, ngải cứu, huyết giác, mỗi vị 12 g; tô mộc 10 g; nghệ 8 g. Sắc uống ngày một thang.
Ngải cứu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền, chữa sưng, bầm tím rất hiệu quả. |
Bài 4: Lá hẹ tươi 50-100 g rửa sạch, giã nát, trộn với 10 g đường đỏ rồi đắp vào vết thương, mỗi ngày một lần.
Bài 5: Ngải cứu tươi, nghệ vàng, lá cúc tần tươi, mỗi thứ 1 nắm, rửa sạch, giã nhuyễn rồi băng đắp vào vết thương.
Bài 6: Lá mua rửa sạch, giã nhỏ, xào với giấm, đắp lên chỗ tổn thương khi còn ấm, mỗi ngày thay 1 lần.
Bài 7: Huyết giác, dây đau xương, vỏ bông gạo, rau dừa nước mỗi vị 40 g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 3-5 ngày.
Bài 8: Củ nghệ tươi giã nát cùng phèn chua đem xoa bóp lên vết thương, vết bầm tím do ngã rất có hiệu quả.
Bài 9: Lá ngải cứu 30 g, củ nghệ 100 g, búp cây ớt 10 ngọn, rượu trắng 30 ml, giấm thanh 10 ml. Nghệ, búp ớt và ngải cứu rửa sạch, giã nhỏ, tẩm rượu và giấm, xào nóng, gói vào gạc, chườm chỗ đau rồi băng lại. Có thể xào đi xào lại nhiều lần trong ngày, chườm vào vết thương khi còn nóng.
Bài 10: Chữa chấn thương bầm tím, đau nhức người do ngã: Dùng rễ cây cơm cháy 20 g, sắc với 500 ml nước và 200 ml rượu, đun nhỏ lửa còn 200 ml, lọc bỏ bã, thêm 30 g đường trắng trộn đều uống. Dùng mỗi liệu trình 5 ngày. Ngoài ra, dùng rễ cây cơm cháy 20 g, giã nát, cho thêm ít rượu, trộn đều, sao nóng, đắp lên những chỗ sưng rồi dùng băng cố định lại, sau 3 giờ thay thuốc, ngày đắp 2 lần.
Theo BS.Thanh Xuân/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…