Thịt lợn là một món ăn bổ dưỡng không thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Theo Đông Y, thịt lợn giá trị dinh dưỡng bổ hư, tăng khí lực, bổ gan huyết, mượt da, cung cấp chất đạm cao và axit béo cần thiết cho cơ thể. Tiết lợn có nhiều chất phòng khối u phát triển, thích hợp cho người âm suy, táo bón nên ăn nhiều thịt lợn trong ngày. Song cùng cần hết sức lưu ý khi dùng thực phẩm này để không gây hại cho cơ thể.
Mỗi ngày ăn bao nhiêu thịt là đủ?
Nói về vấn đề cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn, TS-BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết, thịt là nguồn protein rất tốt, đồng thời cung cấp nhiều loại vitamin, chất khoáng quan trong cần cho hoạt động của cơ thể. Thịt đỏ, như thịt bò, thịt heo, cừu… là nguồn sắt dồi dào, quan trọng trong phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt đỏ đã được chứng minh có liên quan đến nguy cơ ung thư đại tràng. Vì vậy, thịt đỏ được khuyến cáo ăn mỗi ngày không quá 90 g, tốt hơn nữa là dưới 70 g. Nếu ngày nào ăn nhiều hơn lượng này thì nên cắt giảm vào những ngày sau để đạt được mức trung bình như trên.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo các bà nội trợ nên giảm lượng thịt trong các bữa ăn bằng cách thay thế thịt bằng các loại đậu hạt, các chế phẩm họ đậu. Đậu là nguồn protein thực vật lành mạnh có tác dụng chống oxy hóa, ung thư, điều hòa chuyển hóa cholesterol…
Đặc biệt hoạt chất trong đậu có thể kìm hãm sự phát triển chất gây ung thư cysteine. Các bà nội trợ cũng có thể kìm chế thịt đỏ bằng cách thay thế ăn thịt gia cầm, các loại cá để bổ sung omega tự nhiên. Mỗi ngày, mỗi người cần ít nhất 400gr rau xanh, hoa quả.
Những món không kết hợp cùng thịt lợn
Không nên chế biến thịt lợn cùng thịt bò trong cùng một món ăn. Bởi thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Hay thịt lợn và mỡ lợn kiêng ăn với quả mơ. Quả mơ tính chua, thịt mỡ lợn tính ngọt, lạnh nếu ăn phải sinh ra tả, lỵ.
Ngoài ra, cũng không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…