Categories: Tin tức

9 sai lầm trong sơ cứu nếu bạn làm sai có thể phải hối hận cả đời, đặc biệt #6 vô cùng nguy hiểm

“Nếu không biết cách, đừng ra tay giúp đỡ”, đó là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần phải ghi nhớ trong các trường hợp sơ cứu khẩn cấp.

Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều nhớ các nguyên tắc cơ bản trong việc sơ cứu người gặp nạn. Tuy nhiên, có nhiều người phải thừa nhận rằng khi gặp phải các tình huống cần phải sơ cứu khẩn cấp, họ lại cực kì bối rối và đã xử lí không kịp thời. Điều này xuất phát từ việc chúng ta thu lượm kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, dẫn đến việc kiến thức được ghi nhớ một cách rời rạc, không thống nhất. Do đó, gặp tình huống cần phải xử lí nhanh, trí nhớ bạn không kịp sắp xếp và phản ứng muộn là điều tất nhiên.

Ilya Boyko, một chuyên gia trong sơ cứu sẽ giúp bạn ghi nhớ các nguyên tắc sơ cứu cơ bản một cách hệ thống và sinh động nhất qua bộ tranh dưới đây. Bên cạnh đó, Ilya Boyko cũng sẽ chỉ ra các lỗi sai nghiêm trọng mà mọi người hay mắc phải trong quá trình sơ cứu.

1. Đừng quấn chăn kín mít khi bị sốt

Khi bị ốm, bạn sẽ cảm thấy cơ thể run lẩy bẩy đồng thời trán cũng nóng dần lên. Triệu chứng này cho thấy nhiệt độ cơ thể của bạn đang tăng lên. Nếu bạn cố gắng mặc nhiều quần áo để giữ ấm cho cơ thể, vô tình khiến nhiệt độ tăng càng nhanh và có thể khiến cơn sốt trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn cần giữ ấm vừa phải và nhúng một chiếc khăn vào nước ấm khoảng 37-40 độ C, vắt bớt nước rồi đắp vào nách, cổ và trán.

2. Không đặt bất kì thứ gì vào miệng người đang bị động kinh

Nhiều người nghĩ rằng phải nhét ngay khăn vào hoặc tách miệng người đang bị động kinh để ngăn họ cắn lưỡi mà không biết rằng hành động này có thể tổn thương răng lợi của họ. Thực tế, những người động kinh không thể tự cắn đứt lưỡi mình. Họ chỉ có thể cắn nhẹ nó và điều này không gây ra tác hại lớn nào. Điều tốt nhất bạn có thể giúp họ là đặt một chiếc gối hay tấm chăn dưới đầu họ để tránh việc co giật cơ thể khiến đầu bị đập xuống nền, làm tổn thương não bộ. Khi cơn động kinh đã qua, hãy lật họ sang một bên rồi mới đỡ dậy.

3. Tuyệt đối không bôi kem đánh răng vào vết bỏng

Khi bị bỏng, đừng dại mà bôi kem đánh răng vào vết thương nếu không muốn vết bỏng ăn sâu vào các mô tế bào. Tốt hơn cả, bạn nên ngâm vết thương vào chậu nước lạnh trong vòng 15 phút để nhiệt trong vết bỏng tiêu tán ra ngoài. Ngoài ra, không nên chà xát hoặc bôi trực tiếp thứ gì lên vết bỏng ngay sau bị thương. Bạn chỉ nên làm điều này sau khi đã rửa nước mát và để vết thương ở ngoài 20 phút hoặc hơn.

4. Không kéo hay khiêng người bị tai nạn mà không có các dụng cụ y tế cần thiết

Nếu gặp tai nạn xe cộ trên đường, bạn tuyệt đối không nên lập tức cứu người bằng cách kéo họ ra khỏi xe hoặc nâng họ dậy để chở đến bệnh viện. Điều này sẽ khiến tình trạng của nạn nhân tồi tệ hơn bởi họ có thể bị gãy xương, chấn thương đầu, cổ do không được nâng đỡ đúng cách. Ngoại lệ duy nhất cho trường hợp này là khi chiếc xe đang bốc cháy. Tốt hơn hết, bạn nên gọi xe cứu thương, tắt động cơ và nguồn điện, sơ cứu các vết thương hở và trấn tĩnh tinh thần nạn nhân.

5. Nếu ai đó bị nghẹn, hóc vật lạ, đừng dại mà vỗ lưng họ

Nếu bạn vỗ lưng họ, vật thể đang bị mắc kẹt có thể sẽ rơi vào khí quản, dẫn đến việc ngừng thở. Thay vào đó, bạn cần giúp họ giữ bình tĩnh đồng thời yêu cầu họ hít thở sâu và chậm hai lần. Điều này sẽ giúp giảm bớt tình trạng nghẹn và vật thể dần được đẩy ra khỏi đường thở.

6. Không kéo lưỡi người đang bị bất tỉnh

Đặt một người đang bất tỉnh nằm ngửa sẽ vô cùng nguy hiểm vì lưỡi của họ có thể khép lại và chặn đường thở. Để điều này không xảy ra, bạn nên đẩy cơ thể và đầu nạn nhân nằm nghiêng sang một bên. Ngoài ra, không nên kéo lưỡi người bị bất tỉnh ra khỏi miệng của họ để tránh làm tổn thương nó.

7. Chỉ dùng garo khi chảy máu động mạch

Chảy máu động mạch rất dễ nhận ra mà không cần phải phân biệt dựa vào màu máu như những kiến thức bạn học trên trường. Trong động mạch, máu được bơm với tốc độ cao dưới một áp lực rất lớn. Do vậy, khi bị thương ở động mạch, máu sẽ phun ra thành dòng chứ không nhỏ giọt li ti. Trong trường hợp này, bạn phải ngay lập tức nhấn giữ động mạch ở bẹn và nách đồng thời buộc garo trên vết thương khoảng 2-3cm. Nếu chảy máu tĩnh mạch, bạn không nên dùng garo vì nó có thể chặn dòng máu đang lưu thông ở động mạch. Thay vào đó, bạn chỉ cần băng bó bình thường là được.

8. Đừng nhúng tay bị bỏng lạnh vào nước nóng

Nếu chà xát vào vết bỏng lạnh, thay vì làm ấm nó lên, bạn chỉ khiến cho tình hình tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, ngâm vết thương vào nước nóng cũng không phải là giải pháp hợp lí. Đối với trường hợp này, bạn cần làm ấm vết thương chậm rãi bằng cách ngâm tay vào chậu nước mát và dần dần tăng nhiệt độ lên.

9. Quan sát cẩn thận để xử lí tốt tình huống có người giật điện

Trong trường hợp khẩn cấp, điều đầu tiên bạn nên làm là suy nghĩ giải pháp sao cho không hại mình mà vẫn có thể cứu người an toàn. Ví dụ trong trường hợp gặp người bị giật điện, nếu bạn chạm vào họ, bạn lập tức bị giật theo. Thay vào đó, bạn nên dập nguồn điện và để an toàn hơn, bạn dùng một thanh gỗ khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân trước khi chạy đến sơ cứu.

Cuối cùng, phương châm quan trọng nhất bạn phải ghi nhớ trong các tình huống sơ cứu đó là: “Hành động mà không suy nghĩ còn tồi tệ hơn là không hành động”. Hãy chắc chắn mình có thể giúp đỡ thì mới ra tay và đừng quên gọi ngay đến các trung tâm cứu thương khẩn cấp.

Video: Cách sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt và sử dụng thuốc điều trị

Theo Brightside
Nhất Tâm

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago