Biết cách sơ cứu cơ bản vừa giúp ích cho bản thân vừa có thể cứu người bị nạn nhưng hầu hết chúng ta lại mắc những sai lầm tai hại.
1. Rửa vết thương bằng cồn hay oxy già
– Tại sao cách làm này sai?
Bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn, cồn hay oxy già cũng có thể tiêu diệt vả những bạch cầu, tiểu bạch cầu và các mô mới lành. Điều này trái lại làm cho vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng hơn.
– Cách làm đúng:
Khi bị thương, bạn chỉ cần rửa vết thương với nước sạch hoặc nước muối là đủ. Sau đó, thoa một ít thuốc đặc trị có tác dụng chống nhiễm trùng lên. Bạn cũng không nên dùng băng keo cá nhân trong lúc này trừ khi quá cần thiết vì băng keo cá nhân sẽ làm vết thương bị hầm bí và lâu lành hơn.
2. Thực hiện kỹ thuật ép tim thổi ngạt
– Tại sao cách làm này sai?
Nếu bạn chưa từng luyện tập phương pháp này đúng cách, việc tác động sai lực và sai tư thế sẽ dẫn đến việc làm gãy xương sườn và có thể tổn thương phổi.
– Cách làm đúng:
Kỹ thuật này chỉ nên thực hiện với bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở và không tìm được mạch mà thôi. Trước khi thực hiện, bạn nên gọi cấp cứu hoặc bệnh viện gần nhất để có thể rút ngắn thời gian.
Sau đó, thực hiện kỹ thuật ép tim bằng cách nhấn vào lồng ngực của người bệnh với tốc độ là 100 lần/phút sau đó thả ra. Dùng phương pháp hô hấp nhân tạo khi tim bắt đầu đập trở lại. Một cách khác là thực hiện 30 lần ép tim và 2 lần thổi, sau đó lặp lại. Đối với trẻ nhỏ, thao tác cần nhẹ nhàng hơn với các đầu ngón tay và với một tốc độ khác.
3. Uống paracetamol khi bị đau đầu
– Tại sao cách làm này sai?
Paracetamol hay acetaminophen có trong các thuốc giảm đau phổ biến mà ta hay dùng mỗi khi cảm thấy đau đầu. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều các chất này sẽ dẫn đến suy gan và suy thận.
– Cách làm đúng:
Cần hạn chế tối đa liều lượng dùng paracetamol. Liều dùng nhiều nhất là 4g/ngày đối với người lớn. Acetaminophen có mặt trong rất nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống cảm cúm. Việc sử dụng kết hợp chúng với những loại thuốc khác có thể dẫn đến việc sử dụng quá liều, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
4. Ngửa cổ ra sau khi bị chảy máu cam
– Tại sao cách làm này sai?
Khi bạn ngửa đầu ra phía sau, máu sẽ bị ép chảy ngược vào cổ họng, dạ dày gây khó thở và buồn nôn.
– Cách làm đúng:
Giữ đầu thẳng, có thể nằm cố định một chỗ để giảm áp lực. Luân phiên chườm lạnh lên một bên cánh mũi và dùng tay ép chặt cánh mũi còn lại trong khoảng 15 phút, thở bằng miệng. Thực hiện thao tác cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu bạn bị chảy máu mũi do bị thương, cách tốt nhất là nên gọi cấp cứu nhé.
5. Dịch chuyển người bị tai nạn giao thông
– Tại sao cách làm này sai?
Hầu hết các ca tử vong trong các vụ tai nạn giao thông đều do chấn thương cổ và cột sống. Việc dịch chuyển nạn nhân dù là một chuyển động nhỏ nhất vẫn có thể gây tê liệt hoặc thậm chí là chết người.
– Cách làm đúng:
Nếu một người bị chấn thương ở đầu, cổ, cột sống (ví dụ họ mất cảm giác ở tay chân nhưng không bị chảy máu), hãy gọi xe cứu thương ngay lập tức và theo dõi hơi thở của bệnh nhân cho đến khi bác sĩ đến.
6. Dùng thuốc gây nôn khi bị ngộ độc
Tại sao cách làm này sai?
Thuốc gây nôn có thể làm bỏng rát thực quản và đẩy chất độc vào trong phổi.
– Cách làm đúng:
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị ngộ độc, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và nêu rõ tình trạng hiện tại để bác sỹ giúp đỡ xử lý tình huống đúng cách và kịp thời. Đừng tự đánh giá mức độ ngộ độc hay tìm kiếm các phương thức chữa trị trên Internet. Nếu xử lý sai cách, người bị ngộ độc có thể bị tử vong trong vòng một tiếng đồng hồ.
7. Cầm máu bằng garô
– Tại sao cách làm này sai?
Garô không đúng cách và không cần thiết có thể dẫn đến gia tăng áp lực lên các chi. Cách làm này không những không cầm máu mà còn cản trở tuần hoàn máu dẫn đến hoại tử chi, phải cắt bỏ.
– Cách làm đúng:
Dùng gạc hoặc một miếng vải sạch để bao quanh vết thương và dùng lực thật chặt để cầm máu trước khi xe cứu thương tới. Trong một số trường hợp đặc biệt, cần ghi nhớ việc mất máu quá nhiều dẫn đến tử vong còn nguy hiểm hơn việc mất một phần chi.
8. Đặt muỗng vào miệng, kéo lưỡi khi bị động kinh
– Tại sao cách làm này sai?
Việc đưa muỗng vào miệng của người lên cơn co giật có thể gây ra tổn thương hàm hoặc lưỡi.
– Cách làm đúng:
Khoa học chứng minh được rằng người bị động kinh không tự nuốt lưỡi của mình. Vì vậy, việc cắn lưỡi không gây hậu quả nghiêm trọng. Việc cần làm lúc này là thay đổi vị trí nằm của bệnh nhân sang nằm nghiêng hoặc kê cao đầu để giúp họ hô hấp dễ dàng hơn.
9. Dùng miệng hút chất độc khi bị động vật có độc cắn
– Tại sao cách làm này sai?
Miệng của chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn. Vì vậy, việc dùng miệng hút chất độc lại vô tình khiến “độc càng thêm độc”. Khi dùng miệng tiếp xúc với vết cắn đồng nghĩa với việc chúng ta đã trực tiếp làm vết thương bị nhiễm trùng. Cách sơ cứu này trái lại lại khiến chất độc thẩm thấu nhanh hơn, có thể dẫn đến phù phổi, suy tim.
– Cách làm đúng:
Hạn chế vận động và giữ cho vết thương nằm dưới tim để hạn chế dòng chảy của chất độc. Gọi điện thoại ngay cho cấp cứu và miêu tả con vật đã cắn bạn để được hướng dẫn đúng cách và uống thật nhiều nước.
Theo thethaovanhoa
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…