Kem đánh răng
Nhiều người sẽ bất ngờ trước thông tin này. Tuy nhiên, một số loại kem đánh răng có chứa “sodium lauryl sulphate”, chất tẩy rửa tạo bọt nhưng không có tác dụng làm sạch.
Phụ gia này có tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm cả hôi, lở loét miệng. Vì thế, khi chọn lựa kem đánh răng, hãy đọc kỹ thành phần trên nhãn hiệu của tuýp và tránh phụ gia này.
Nước ép có tính axit
Theo Dailymail, một số loại nước ép chứa lượng lớn axit citric. Loại axit này là nguồn dinh dưỡng giúp cho các loại vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi và tạo ra nhiều hợp chất của sulfur. Đó chính là nguyên nhân gây hôi miệng, khiến cho hơi thở có mùi.
Thực phẩm giàu protein
Khi được protein “nuôi” trong khoang miệng, các vi khuẩn có cơ hội tạo ra nhiều chất thải có mùi hôi hơn.
Ho có đờm
Khi bạn bị ho và có đờm ở cổ, không lạ khi miệng xuất hiện mùi hôi. Chất nhầy có chứa protein và trở thành môi trường nuôi vi khuẩn.
Sỏi amidan
Sỏi amiđan có nhiều khi amiđan bị viêm mãn tính. Sỏi amiđan thường gây nuốt vướng, đôi lúc có cảm giác giống như hóc xương, đau nhói và cũng là một trong những nguyên nhân làm hơi thở hôi.
Khô miệng
Không bổ sung đủ nước và để miệng rơi vào tình trạng khô đồng nghĩa với việc bạn đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hôi phát triển mạnh. Việc bị tắc mũi và thở bằng miệng cũng gây khô miệng và làm hơi thở có mùi.
Viêm nướu
Khi nướu không khoẻ, nó trở thành nơi cho vi khuẩn trú ngụ, sinh sản và gây viêm nướu, dẫn tới những mùi hôi không mong muốn từ miệng.
Tiểu Uyên
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…