Categories: Mẹ

6 sự thật về phương pháp đẻ không đau bạn chưa biết

Đẻ không đau hay còn thủ thuật gây tê ngoài màng cứng đang là lựa chọn “hot” của nhiều mẹ trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, 50% mẹ bầu không hề biết 10 sự thật quan trọng về phương pháp sinh con không đau này

Nhắc đến gây tê ngoài màng cứng, phần lớn các mẹ đều chỉ biết đây là phương pháp đẻ không đau hiệu quả. Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản như vậy. Rất nhiều thông tin hữu ích về gây tê ngoài màng cứng mẹ nên tìm hiểu trước khi lựa chọn nếu không muốn bị bất ngờ khi gặp vài “trục trặc” nho nhỏ.

Gây tê ngoài màng cứng đang là phương pháp giảm đau được rất nhiều mẹ ưu chuộng

1/ Gây tê ngoài màng cứng khác với gây tê tủy sống

Gây tê ngoài màng cứng là thủ thuật tiêm thuốc giảm đau vào vùng giữa các đốt sống và dịch tủy sống, còn gọi là khoang màng cứng. 15 phút sau khi thực hiện, thuốc giảm đau mới có tác dụng. Với phương pháp gây tê tủy sống, thuốc giảm đau có hiệu quả sau 5 phút thực hiện, và được tiêm trực tiếp vào tủy sống. Gây tê tủy sống thường được sử dụng trong những ca sinh mổ, còn gây tê ngoài màng cứng được dùng để giảm đau trong quá trình chuyển dạ, hay còn gọi là phương pháp đẻ không đau.

2/ Không phải ai muốn cũng được!

Trước khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ phải thăm khám chi tiết xem liệu bạn có phù hợp với phương pháp này không. Nếu thuộc 1 trong những trường hợp sau, có thể bạn sẽ bị từ chối, không được thực hiện phương pháp đẻ không đau này.

– Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.

– Chất lượng máu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác.

– Tình trạng thừa cân gây khó xác định được vị trí khoang trên ngoài màng cứng để truyền thuốc vào.

– Chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau, bởi bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.

– Bà bầu bị viêm nhiễm ở vùng lưng.

– Cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm).

3/ Bạn vẫn có thể cảm nhận mọi việc

Gây tê ngoài màng cứng chỉ có tác dụng giảm đau mà không gây mất ý thức. Bà bầu vẫn tỉnh táo, ý thức được mọi chuyện đang xảy ra xung quanh.

4/ Sinh con nhanh hay chậm tùy thời điểm gây tê

Với những mẹ đã có dấu hiệu đau bụng, gây tê ngoài màng cứng sẽ tạo điều kiện cho xương chậu “thư giãn”, âm đạo có thể giãn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu thuốc được đưa vào quá sớm, quá trình sinh con có thể kéo dài hơn, thậm chí chậm tới 20 phút.

5/ Gây tê ngoài màng cứng cũng có biến chứng

Đa số các trường hợp gây tê ngoài màng cứng đều rất an toàn. Nếu có biến chứng xảy ra cũng ngắn hạn, ít trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Một số phản ứng phụ phổ biến của phương pháp đẻ không đau này có thể bao gồm: tụt huyết áp, buồn nôn, khó chịu, đau lưng, đau đầu.

Những biến chứng hiếm gặp gây nguy hiểm nghiêm trọng khác bao gồm: nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, thở chậm, ngừng thở, co giật, thậm chí có thể gây tử vong nếu thuốc được tiêm vào đột ngột.

6/ Cử động của mẹ bị ảnh hưởng

Nếu chọn lựa phương pháp đẻ không đau này, thuốc gây tê sẽ gây ảnh hưởng đến vùng lưng và chi dưới nên sau sinh, nhiều mẹ sẽ gặp khó khăn khi đứng thẳng hoặc đi lại. Cảm giác này có thể kéo dài đến 5 giờ sau khi mẹ sinh xong.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

23 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

23 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago