Lệnh cấm thực phẩm là một chủ đề khá thú vị, nó không chỉ đại diện cho văn hóa, khoa học, chính trị mà còn là tư tưởng trong một thời kỳ cụ thể. Thứ được coi là “an toàn” trong năm này có thể được coi là “nguy hiểm” trong năm sau, hệ thống chăn nuôi động vật trong thời điểm này có thể bị coi là “vô đạo đức” ở một thời điểm khác. Luật quản lý thực phẩm không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác, đôi khi chúng cũng thể hiện quan điểm chủ quan, thiên vị và bất hợp lý.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm nổi tiếng và những nguyên nhân bất ngờ khiến chúng bị cấm tại nhiều nơi trên thế giới.
Absinthe
Absinthe là loại đồ uống có cồn được chiết xuất từ thảo dược. Các loại thảo dược được sử dụng bao gồm hoa và lá của cây ngải đắng (artemisia absinthium), hoa hồi xanh, thì là ngọt, các thảo dược và rau gia vị khác. Loại đồ uống có cồn này từ lâu đã được coi là đề tài của văn học dân gian phương Tây (và những câu chuyện kinh khủng về đồ uống) vì tác dụng gây ảo giác của chúng. Absinthe đã bị cấm ở nhiều quốc gia cho đến thế kỷ XX.
Trong năm 2007, Mỹ đã bác bỏ lệnh cấm đối với việc buôn bán và sản xuất absinthe. Tuy nhiên, nước này cũng yêu cầu absinthe không được sản xuất bằng thành phần ban đầu của chúng là cây ngải đắng – arthemisia absinthium (chứa thành phần gây ảo giác thujone) mà thay bằng thành phần có liên quan là ngải bụi – artemisia abrotanum.
Trứng cá tầm (Beluga Caviar)
Trứng cá tầm là món ăn được những người ở tầng lớp thượng lưu ưa chuộng. Món ăn đắt đỏ này được làm từ trứng của loài cá tầm – một loại cá cực kỳ quý hiếm chỉ sống ở biển Caspi, biển Đen và biển Adriatic.
Trứng cá tầm bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới theo Công ước về thương mại quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Kẹo cao su
Singapore bắt đầu có lệnh cấm nhai kẹo cao su từ năm 1992, sau khi những những người dân ở đảo quốc này đã làm hỏng nhiều cơ sở hạ tầng bằng bã kẹo cao su. Họ đã làm tắc nghẽn các ổ khóa, kẹt nút thang máy và làm hỏng bộ cảm biến cửa của tàu điện ngầm.
Theo lệnh cấm, người nào bị phát hiện mang lậu kẹo cao su sẽ bị phạt tiền, thậm chí phải ngồi tù đến 2 năm. Năm 2004, lệnh cấm này đã được sửa đổi để phục vụ mục đích y tế.
Foie gras (gan ngỗng)
Để làm món gan ngỗng, vịt hoặc ngỗng sẽ bị ép ăn ngô thông qua đường ống. Gan của chúng sẽ to gấp 10 lần kích thước bình thường. Mặc dù foie gras được tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới, song chính phương thức sản xuất khủng khiếp của chúng chúng đã khiến những nhà hoạt động vì quyền lợi động vật tức giận.
Ấn Độ đã cấp nhập khẩu foie gras, quá trình sản xuất chúng cũng được coi là bất hợp pháp ở hơn 20 quốc gia, trong đó có Đức, Israel, Thụy Điển…
Haggis là món ăn nổi tiếng thứ hai của Scotland (chỉ sau whisky). Nó được làm từ quả tim, gan, phổi cừu trộn cùng bột yến mạch, mỡ và các loại gia vị, sau đó được nhồi vào dạ dày của cừu. Haggis có hương vị thơm ngon, song bị cấm ở Mỹ vì thành phẩn phổi cừu trong món ăn này.
Chính phủ Anh đang nỗ lực thuyết phục Mỹ bác bỏ lệnh cấm. Hiện nay, “phiên bản” haggis không có phổi đang được bán ở Mỹ, trong lon hoặc đóng gói.
Hoài Thương H+ (Theo Foxnews.com)
Nguồn: Health+
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…